NGHĨ DỌC SÂN TRƯỜNG

(Bài viết nhân kỷ niệm 50 năm thành lập

trường Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng)

 

               Ths. Bùi Văn Tiếng

                           (Cựu học sinh 1965-1972)

 

1

Mấy năm cuối bậc tiểu học, tôi thường đạp xe ngang qua đoạn đường Duy Tân (nay đổi tên là Nguyễn Chí Thanh), phía sau lưng trường Trung học Phan Châu Trinh, chỗ trông vào là thấy ngay sân bóng rổ. Để ngắm nh́n và mơ ước. Hồi ấy, ngôi trường trung học mang tên cụ Phan là niềm tự hào có thể nói lớn nhất và không chừng là duy nhất của học tṛ Đà Nẵng. Giống như các trường Trần Quư Cáp của Hội An, Trần Cao Vân của Tam Kỳ, Quốc Học của Thừa Thiên, Nguyễn Hoàng của Quảng Trị, Trần Quốc Tuấn của Quảng Ngăi, Phan Bội Châu của Phan Thiết, Ngô Quyền của Biên Hoà, Nguyễn Đ́nh Chiểu của Mỹ Tho... và đương nhiên, Pétrus Kư của Sài G̣n. Một cậu bé chín mười tuổi như tôi ngắm nh́n những ǵ bên trong cái địa chỉ trứ danh kia, và h́nh ảnh nào đă thành dấu ấn in sâu vào tâm hồn thơ trẻ?

Nh́n ngắm th́ rất nhiều thứ, song ấn tượng nhất với tôi chính là chiếc quần tây trắng của nam sinh, được các anh mặc vào thứ hai hàng tuần. Đời học tṛ mà được mặc đồng phục, không phải, lễ phục toàn màu trắng, là đă bước sang một thế giới mới, sang trọngsang trang. Bao giờ đời đi học của ḿnh được sang trang khác - thành học sinh trung học, và được sang trọng hơn trong chiếc quần tây trắng may bằng vải ka ki - thành học-sinh-Phan-Châu-Trinh, đó là mơ ước cháy bỏng trong tôi mỗi lần chầm chậm đạp xe ngang phía sau lưng trường, trên đoạn đường Duy Tân vừa rất quen vừa rất lạ. Nỗi ước mơ ấy kéo dài cho tới khi tôi trở thành học tṛ đệ thất Phan Châu Trinh, số danh bộ: 4747.

 

2

 

Tôi nhớ cô giáo Ngọc dạy văn vẫn thường nhắc nhở chúng tôi phải viết cho đúng tên trường là Phan Châu Trinh, Châu chứ không phải Chu. Cô tôi bảo mọi bút tích bằng chữ quốc ngữ c̣n lưu giữ được của con người yêu nước này cho thấy bản thân cụ Phan luôn khẳng định tên ḿnh là Châu Trinh, tên con trai là Châu Dật, tên con gái là Châu Liên Châu Lan. Nghe lời cô dạy, xưa nay chưa bao giờ tôi viết sai mấy danh tánh quen thuộc đó. Lớn lên, có dịp nghiên cứu về cuộc đời cụ Phan, qua câu chuyện tên họ trên đây, tôi cảm nhận rằng cụ là người lúc nào cũng thuỷ chung như nhất với những ǵ cụ từng lựa chọn.

Cụ đă chọn cách phát âm phương nam, đọc huỳnh chứ không phải hoàng; phước chứ không phải phúc; chánh chứ không phải chính; châu chứ không phải chu... th́ cụ cứ vậy mà viết Châu Trinh, Châu Dật, Châu Liên, Châu Lan... Truyền thống người Việt vốn quen tưởng niệm người mất theo ngày âm, tập quán ấy giờ đây chưa thay đổi mấy, thế mà suốt từ thập niên hai mươi tới nay, hăm bốn tháng ba dương lịch hằng năm luôn là ngày giỗ cụ. Đó cũng là sự lựa chọn của chính cụ. Cụ đă lựa chọn thước đo thời gian hiện đại là Tây lịch. Có thể do liên tưởng đến và tâm đắc với cái chất hiện đại của Phan Châu Trinh nên hoạ sĩ Đỗ Toàn - thầy dạy hội họa của chúng tôi - từng tạc tượng cụ dựng giữa sân trường, với bộ ria vểnh ngược lên hết sức độc đáo.

 

3

 

Tôi nhớ có lần trường tổ chức kỷ niệm ngày mất cụ Phan, học sinh toàn trường xếp thành hàng dài đi bộ dọc theo con đường Lê Lợi rồi đường Phan Châu Trinh, hướng về phía Ngă Năm để vào nhà thờ thắp hương viếng cụ. Ngày hôm ấy đến với cụ, ḷng chúng tôi thành kính lắm. Như thế hệ ông cha chúng tôi mấy mươi năm trước, thuở cụ qua đời ở Sài G̣n trong niềm tiếc thương của đồng bào cả nước.

Là người con của đất Quảng nhưng cho đến phút lâm chung, Phan Châu Trinh vẫn là người-Quảng-Nam-xa-quê. Hồi mới về nước, cụ đă chọn Sài G̣n - chứ không phải Quảng Nam bản quán - làm nơi dừng chân để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh chính trị của ḿnh. Điều này có nguyên nhân là Phan Châu Trinh lúc ấy đang dựa vào cơ sở quần chúng sẵn có của Nguyễn An Ninh, song chủ yếu là do cụ sớm nhận thức được rằng thời tiết chính trị của đất Quảng năm 1925 khác rất nhiều so với đầu thế kỷ, khi cụ khởi xướng phong trào duy tân vang bóng một thời. Khi viết những ḍng này, bỗng nhiên trong tôi vang lên bài hát của một thời đi học - bài Phan Châu Trinh hành khúc của thầy Hoàng Bích Sơn: "Phan Châu Trinh người chiến sĩ quốc gia bất diệt đă từng hy sinh tranh đấu cho dân quyền...".

 

 4

 

Lúc chưa vào trường, tôi mong sớm được mặc quần tây trắng, thành học-sinh-Phan-Châu-Trinh; khi sắp ra trường, tôi lại h́nh dung ngày ḿnh cầm phấn trắng đứng trên bục giảng, thành giáo-sư-Phan-Châu-Trinh. Mơ ước được là học-sinh-Phan-Châu-Trinh, tôi đă đạt rồi, c̣n ước mơ trở thành người dạy học ngay tại trường xưa th́ tôi lại không có cơ duyên như một số bạn bè. Nhưng có lần tôi được trở về trường ngồi xem thầy tôi dạy học. Lúc ấy tôi gần bốn chục tuổi và thầy Trần Thông của tôi, đương nhiên không thể giữ măi dáng vẻ trẻ trung phong độ ngày nào. Có điều thầy vẫn dạy rất hay. Dạy văn cho hay là rất khó, vậy mà nh́n vào mắt nhiều học sinh trong lớp, tôi biết các em đương rất mê thầy, hệt như chúng tôi ngày xưa từng mê những giờ dạy của thầy, từ đó mà mê văn chương, mê nghề dạy học.

Dẫn dắt tôi đi vào mê lộ của văn chương và nghề dạy văn c̣n có thầy Trần Đ́nh Quân - người đă ghi vào thành tích biểu lớp 11 của tôi lời nhận xét cuối năm về môn Việt văn: "Sẽ có kết quả tốt". Tôi hăm hở mang bên ḿnh ḍng chữ ấy của thầy suốt hăm mấy năm qua, và c̣n mang theo lâu nữa, v́ biển học vốn vô bờ...    

 

                                                        Đà Nẵng, tháng 3 năm 2002

Trở về