Hồi ức về một thời để nhớ

Một chút bên lề

   “Chúa đă bỏ ḷai người, Phật đă bỏ ḷai người, này em xin cứ phụ người… ” với tôi th́ chẳng phải lạc ḷai đơn côi như thế đâu, bởi chung quanh tôi có vô số bạn bè, đó là những thằng một thời mài đủng quần trên ghế ngôi trường thân yêu mang tên Phan châu Trinh. Nhân ở đây tôi xin tạc dạ mang theo sự giúp đở của bạn bè trường Phan Châu Trinh trong thời gian tôi bị bệnh, những cái tên Đặng Văn Quốc, Huỳnh Sỹ Khiêm, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Đại Hùng, Phạm Đ̣an, Phạm T́nh, Nguyễn Nhạn…sẽ măi măi trong tôi cho đến khi gọi là “Những hẹn ḥ từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây..”,

 Xin cảm ơn tất cả các bạn !       

Cái thuở ban đầu,

   Hè 1969, sắp học xong đệ tứ, tôi và các bạn cùng lớp chuẫn bị giă từ ngôi trường thân yêu nhỏ bé, lèo tèo hai pḥng học nằm trơ trọi, đ́u hiu trên cái đồi nghĩa địa chói chang đầy nắng ở vùng ven thành phố mang cái tên giản dị khiêm tốn như chính bản chất của nó: trường trung học Ngoại Ô. Lũ chúng tôi băn khoăn, lo lắng rồi bàn bạc với nhau là chọn ban ǵ đây A, B hay C khi lên đệ tam? Chưa biết học hành thế nào, nhưng nghe cái ban B có vẻ oai oai chứ ban A th́ “gạo” c̣n ban C hơi con gái. Thế rồi, chúng tôi một nhóm chơi thân với nhau quyết định chọn ban B khi được chuyển thẳng vào đệ tam trường trung học Phan Châu Trinh.

  Và cái ngày mà bao lâu nay háo hức chờ đợi rồi cũng đến với nhóm học tṛ dân ngoại ô chúng tôi. Vẫn bộ đồng phục quần xanh áo trắng mới tinh như mỗi lần tựu trường, nhưng thêm vào đó là đôi giày, có thể xem là đôi giày đầu tiên trong cuộc đời học tṛ của tôi (thịnh hành và được coi là mode nhất lúc bấy giờ gọi là giày Trần Văn Mỹ). Nhưng tất cả cái đó không quan trọng, cái quan trọng và tự hào nhất của chúng tôi chính là cái bảng tên mang ḍng chử Phan Châu Trinh trên túi áo. Không hảnh diện và tự hào sao được khi là học sinh của ngôi trường công lập (có các lớp đệ nhị cấp) nổi tiếng và duy nhất của thành phố này.

   Ngày đầu tiên vào 10B3 (lúc này đă có quyết định thay đổi cách gọi từ lớp 1 đến lớp 12), nhóm chúng tôi sinh ngữ chính anh văn,( c̣n sinh ngữ chính pháp văn vô B1 có Nguyễn Văn Hy, Huỳnh Bá Lân “Lân đen”…): Trần Quang Trường, Nguyễn Bá Trước, Nguyễn Công Tŕnh, Hồ Đ́nh Phong, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Xuân Sắc, Nguyễn Ngọc Hăo (hai bạn này học xong lớp 10 là đi lính) Vĩ Sử, Phan Lợi, Hồ Miền, Phan Tam Thái và tôi cái thằng nhỏ bé và có phong cách “ngoại ô” trong nhóm “ngũ quỷ” luôn phải ngồi bàn đầu trong lớp đệ tứ (Một phần là do nhỏ con, c̣n phần c̣n lại phải hỏi các thầy cô). Khiêm tốn và biết thân biết phận trước các bạn, chúng tôi chọn cái góc cuối lớp phía cửa ra vào để ngồi lại với nhau. Nói là chọn cho vui chứ thực ra đó là chổ c̣n lại như dành riêng cho chúng tôi. Dù sao chúng tôi vẫn chỉ là những thằng học tṛ chuyển trường mà đa số  gốc gác là dân vùng ven vẫn cảm thấy là kẻ xa lạ và e dè trước các bạn là dân thành phố lại được học từ chính ngôi trường này.

   Và cái thích thú nhất đối với tôi là bất ngờ gặp lại người bạn cùng học năm đệ thất Ngoại  Ô với nhau năm nào, bây giờ đang học 10B4 là Đỗ Duy Hải. Và trong suốt ba năm đệ nhị cấp ở trường Phan Châu Trinh, những hôm nào có buổi học chiều là tôi lại về căn gác gỗ thấp lè tè của tiệm bánh ḿ Hiệp Lộc (nhà Đổ Duy Hải) để  nghỉ lại trưa. Ba mạ tôi và bố mẹ Đổ Duy Hải là chổ thân t́nh từ lâu rồi, v́ ba tôi và bố Hải ng̣ai là bạn đồng liêu ra, thêm vào đó bố Hải c̣n là cấp trên trực tiếp của ba tôi. Nhân ở đây cho tôi gởi một nén hương ḷng thắp cho hương hồn Đổ Duy Hải nơi bao la cơi vĩnh hằng.

   ……

   Xong cái đệ nhất lục cá nguyệt, chúng tôi hơi yên tâm về chuyện học hành, và xác định được vị trí trong bảng tổng sắp là dù cố gắng chăm chỉ  học tập nhưng chúng tôi chỉ đạt được tiêu chí “thường thường bậc trung” và cái được nhất là bắt đầu hội nhập được. Tuy thế, trong lớp vẫn c̣n xa lạ, chúng tôi chưa t́m được thân quen ngoại trừ trong nhóm Ngoại Ô với nhau, và có chăng là các bạn từ Bồ Đề qua như Đặng Thành, Đặng Văn Thành, hay Đặng Chính, Từ Hăo, và Nguyễn Kiệt (Đông Giang qua)….

   Lúc bấy giờ, lớp 10B3, nói về chuyện học hành ṭan diện các môn, chúng tôi thực sự  kiêng nể  một số bạn như Trần Văn Long, Ông Ích Thông, Trần Hữu Phước, Nguyễn Đổ Kính. C̣n nói chung nhóm chúng tôi  cũng như các bạn khác có thằng nổi trội về môn này, có thằng khá về môn khác, chứ chưa theo kịp một cách ṭan diện được.

   C̣n nói về “dân chơi” và theo mode Hippy thời thượng th́ đứng đầu có Nguyễn Văn Phiên, Đặng Công Lư, Nguyễn Văn Bách, Đào Hữu Gia, Phan Văn Cự, và lùn nhất B3 Phan Văn Hoàng Anh

  Ngày tháng trôi qua, Xong Đệ nhị lục cá nguyệt, tổng kết cuối năm chúng tôi yên tâm v́  được lên mười một một cách đàng ḥang, đĩnh đạt không có bạn nào phải  thi hay ở lại. Và riêng nhóm Ngoại Ô chúng tôi có vẻ tiến bộ hơn, bớt đi phần nào cái e dè, xa lạ của ngày đầu tiên bước vào cổng trường Phan Châu Trinh. Đă biết “chuồn” ra đường Thống Nhất (bên hông trường Nam Tiểu học) ăn bánh ḿ gà, uống chanh muối…có thằng c̣n biết lượn lờ trước trường Nữ trung học mỗi lần tan trường hay nghỉ hai giờ cuối (không biết để làm ǵ, v́ hỏi chẳng thằng nào chịu nói),và vênh váo đứng ở ngả tư Lê Lợi &Thống Nhất (trước mặt nhà thầy Trần Hữu Duận).

 Một năm học chóng vánh trôi qua. Biết bao buồn vui. Rồi Hè lại đến, tạm biệt bạn bè, trường lớp, cô thầy…

 

1970, 11B3

    “…Thi hỏng tú tài ta vuột t́nh yêu, thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi, đau ḷng ta muốn khóc, đau ḷng ta muốn khóc…” một ca khúc thời thượng nhất bấy giờ lại như một lời cảnh báo, một lời nhắc nhở cho tụi học tṛ chúng tôi khi bước vào năm học mới, và riêng tôi nó như một nổi ám ảnh trong suốt năm học.

   Lên mười một, chúng tôi tạm biệt dăy lầu, xuống học tầng trệt (pḥng 11) lớp mới nằm bên trái cuả pḥng Hội đồng. Lớp có nhiều thay đổi, một vài thằng do lớn tuổi (sinh 1951&1952)i phải hát bài “Biệt kinh kỳ”, “xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao” như Nguyễn Ngọc Hảo, Nguyễn Xuân Sắc, Từ Hảo… trong lớp lại xuất hiện một vài khuôn mặt mới chuyển trường về Hùynh Ngọc Dũng, Nguyễn Ngọc Long (gọi là Long vịt bầu do chuyển từ Sa Đéc về) Trần Quốc Văn…và mỗi bàn lúc nay chỉ có ba thằng. Tôi, Nguyễn Công Tŕnh, Đặng Thành ngồi cùng nhau ngay cửa ra vào (có nhiều cơ hội để chuồn khi cần thiết), phía sau là Trần Văn Cát, Phan Văn Cự, Phan Văn Hoàng Anh, phía trước là Vĩ Sử, Hồ Miền, Phan Tam Thái.. . Gần hết giờ, nếu thấy thầy nào chuẩn bị giở sổ điểm ra kêu, là tôi hay Nguyễn Công Tŕnh  chuồn ra cửa sang pḥng Hội đồng bấm chuông hết giờ. Nhất là cuối giờ tóan của thầy Trần Đại Tăng, giờ anh văn của thầy Nguyễn Giai.

  Hồi c̣n học trường Ngoại Ô, trong lớp tôi là thằng duy nhất nói tiếng Huế, v́ thế để thích hợp tôi phải tập nói tiếng Đà Nẵng mỗi khi vào lớp và chỉ nói tiếng Huế khi về đến nhà. Nay trong lớp nói tiếng Huế rất nhiều nên tôi sung sướng được trở về chính giọng nói của ḿnh mà không sợ ai nhái giọng. 

 Gần đến hè cuối năm mười một, chúng tôi có một kỷ niệm nhớ măi cho đời học sinh, đó là buổi cắm trại tại rừng thông Phú Lộc, và tham gia công tác xă hội bắc cái cầu bằng thùng phuy xăng qua khe Phú Lộc.

   Nói thếm, năm mười một là năm thi, nên ai cũng lo học cả. Không những học ở trường mà c̣n đi học thêm tóan lư hóa nữa để chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm. Nhất là tôi (vốn không mấy thông minh giỏi giang chi cho lắm) nên chịu khó chăm chỉ học hành, và cái bù đắp cho tôi là cuối năm đậu tú tài phần thứ nhất. Ba mạ tôi rất vui khi biết tôi thi đậu, và làm một buổi tiệc nho nhỏ cho tôi khao bạn bè.

                                                                    

1971,12B3

    Không biết trong suốt 3 tháng hè qua tôi ăn cái ǵ không biết, mà từ một thằng có thân h́nh gầy guộc cao 1m65 của ngày nào bây giờ bổng nhiên “nhổ gị” cao 1m75.

 Vào lớp 12 với nhiều nỗi buồn, và hụt hẩng. Nhóm Ngoại Ô của chúng tôi có mấy thằng thi hỏng, mà đó là những thằng thân thiết với tôi từ đệ thất lại cùng đi về với nhau suốt bao năm tháng, và một vài thằng không biết v́ lư do ǵ lại âm thầm bỏ trường bỏ lớp  đi lính.

   Do bây giờ quá cao, tôi chọn góc cuối cùng của lớp để ngồi, bên tôi là một khuôn mặt ḥan ṭan xa lạ Nguyễn Hoàng Ân ( một vài ngày sau mới biết Ân thi hỏng tú tài 2 phải học lại), c̣n Nguyễn Công Tŕnh cái thằng nối khố với tôi giờ ngồi chung bàn với một tên lạ hoắc chưa thấy bao giờ (Phạm Bá Lộc từ Bán công chuyển sang)…và trong lớp thêm một số khuôn mặt khác mới vào như Nguyễn Ngọc Châu, Thái Văn Lộc, Phạm Nam Chinh, Trần Hữu Đức… một điểm đáng nhớ là 12B3 có trưởng lớp mới Hùynh Ngọc Dũng, với tôi, tôi thích Dũng hơn Trần Văn Long v́ Dũng tài hoa, thông minh, học giỏi nhưng không thuộc loại “cày và gạo” và Thày Nguyễn Nguyên làm giáo sư hướng dẫn.

  Vốn không giỏi về môn tóan, mà tóan 12B lại ḥan ṭan khác, khó hiểu trừu tượng, mơ hồ quá đối với tôi, thế là tôi bắt đầu “đuối” với môn tóan và t́m cách trốn học môn tóan của thầy Nguyên (để khỏi bị kêu lên bảng). Học ban B mà bỏ môn tóan th́ chẳng c̣n ǵ để học nữa. Ba tháng trôi qua, sắp thi đệ nhất lục cá nguyệt mà tôi chẳng tiếp thu được ǵ. Làm sao bây giờ??? Suy nghĩ nhiều, quyết định. Và tôi xuống văn pḥng gặp thầy Nguyễn Đỗ Thuận (bố Nguyễn Đổ Kính) xin chuyển qua 12 A2. May mắn, ư nguyện của tôi được thày Giám học Huỳnh Mai Trác đồng ư. Âm thầm bỏ lớp bỏ bạn qua học lớp khác. Một cái ǵ đó làm tôi hụt hẫng trong một thời gian dài khi phải chia tay cái lớp B3 quen thuộc. Nhưng thôi đành vậy.

    Chào B3 thân yêu đă cùng tôi qua hai năm học.

1972, 12 A2,

 Thế là tôi bắt đầu làm quen thày mới, lớp mới, bạn mới. Bạn mới cùng bàn bây giờ là Nguyễn Ngọc Hồ (Vô địch bóng bàn học sinh Đà Nẵng, từ Bồ Đề chuyển sang) Lê Quang Dũng. Và tôi tự nhủ với chính ḿnh, “lấy cần cù bù thông minh” vậy. Để đi vào quỹ đạo học hành các môn của ban A như tâm lư học, vạn vật… ḥan ṭan xa lạ đối với một thằng ban B như tôi những ngày đầu quả thật khó khăn. Phải vậy thôi nếu muốn thi đậu cái chứng chỉ tú tài phần thứ hai để vào đại học như ba mạ tôi hằng mơ ước.

 Ngày tháng qua đi, tôi hội nhập được và có vẻ thích hợp với các môn học của ban A, và trụ lại được tốt đẹp là đằng khác.

   Một sự kiện, đánh dấu năm cuối cùng của đời học sinh trung học. Là tôi và mươi hai bạn khác được chọn vào đội cờ danh dự của thành phố Đà Nẵng trong Đại hội Thể dục Thể thao học sinh ṭan thành phố. Đó là mười ba thằng học sinh thuộc vào loại cao nhất (có lẽ đẹp trai nhất nữa??) trường Phan Châu Trinh (C̣n gọi là Thập tam thái bảo theo tên một bộ phim đang chiếu lúc bấy giờ tại rạp Kinh Đô) có nhiệm vụ mang quốc kỳ đi đầu tiên trong đ̣an diểu hành khai mạc. Và cái nhớ nhất là dù phải hít khói lựu đạn cay (do ai đó gọi là tưởng nhầm trái khói màu tung ra?), nhưng chúng tôi vẫn đứng nguyên tại chổ, trong khi mọi người chạy tán lọan.” Dũng cảm quá”, xin thưa dân Phan Châu Trinh mà !!!

   Mùa hè 1972, thế rồi chiến tranh lan rộng đến thành phố với h́nh ảnh  các đoàn xe đủ các loại nhiều nhất là các xe GMC chở người gồng gánh bồng bế nhau chạy nạn từ Huế ,Quảng Trị vượt đèo Hải Vân về Đà Nẵng… Thành phố trở nên đông đúc chật chội khác hẳn với ngày thường. V́ thế dù muốn hay không, các trường học trong đó có trường Phan Châu Trinh cùng một số ngôi trường khác bắt buộc trở thành nơi tạm cư cho những người từ các vùng giới tuyến nơi đang xảy ra chiến sự ác liệt đổ về. Năm học phải kết thúc sớm hơn theo quy định, đang học dang dở chương  tŕnh các môn học th́ phải  kết thúc. Bọn học tṛ chúng tôi lao vào công tác cứu trợ.

   Mùa hè đỏ lửa, cái không khí chiến tranh từ lâu vẫn c̣n xa lạ nay bổng dưng bao trùm lên  tuổi học tṛ vô tư, chúng tôi  đang đứng trước những đổi thay do thời cuộc mang lại ng̣ai ư muốn. Lệnh “Tổng động viên”, rồi lệnh  “Đôn quân “, như vậy những thằng sinh 1953 (chiếm đa số), sắp tới dù có đậu tú tài hai nhưng không đậu vào các trường đại học có thi tuyển đều phải đi lính. Không biết cái ǵ đang chờ đón lũ chúng tôi ở tương lai. Nhưng trước mắt bây giờ là vẫn phải học và chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới rồi cái ǵ đến sẽ tự nó đến.

  Thành phố, không c̣n yên ắng như ngày nào, thay vào đó là tiếng gầm thét của máy bay phản lực bay qua bầu trời nhiều hơn, và đêm về thỉnh thoảng các tiếng nổ gần hơn từ đâu đó vang vọng .

   Nhà tôi ở ngoại ô thành phố đă nghe rơ hơn “ đại bác đêm đêm dội về thành phố…” và thấy nhiều hơn “những đóm mắt hỏa châu” (thời đó nơi tôi ở vẫn chưa có điện). Riêng tôi phải tạm thời đến ở một nơi khác, yên tĩnh để học thi. V́ rằng, căn nhà vốn nhỏ bé của ba mạ tôi, nay trở trở nên chật chội do phải đón tiếp quá nhiều người thân từ quê chạy nạn vào…

….

   Rồi  cái khó khăn cũng qua đi, tôi thi đậu tú tài hai trong nổi vui mừng của ba mạ tôi,  điều mà  theo tôi biết ba mạ tôi mừng nhất là tôi khỏi phải đi lính.

  Bạn bè quanh tôi lần lượt đi vào Thủ Đức, tôi cảm thấy lẽ loi trơ trọi, trong ḍng đời, không mấy hứng thú vào đại học. Ban đầu tôi t́m mọi cách để tŕ hơan không theo con đường mà ba mạ tôi đă vạch sẵn cho tôi khi tôi thi đậu là vào đại học. Dấu ba mạ, tôi (cùng với Mai Ngọc Quyền A2) nộp đơn thi vào Cảnh sát, và tôi c̣n nộp đơn thi vào khóa sĩ quan không phi hành…nhưng óai ăm thay khi có kết quả th́ không biết do đâu mà ba tôi biết được. Thế rồi cơn thịnh nộ của ba tôi đă làm tôi từ bỏ ư định.  Thú thật, tôi khuất phục trước trận lôi đ́nh của ba tôi th́ ít, mà mềm ḷng trước những giọt nước mắt của mạ tôi nh́ều hơn, nên phải chọn con đường vào đại học cho vui ḷng ba mạ tôi.

  Không theo lời rủ rê của các bạn khác, biết sức học ḿnh đang đứng ở đâu, tôi chọn Huế  để vào đại học thay v́ đi Sàig̣n như đa số các bạn cùng trường.

                                           ….Cánh cửa đại học đang mở chờ đợi tôi

                                                                                                               Lê Quang Thọ,

Trở về