Vĩnh biệt nhà thơ, nhà giáo Trần Hoan Trinh
BÁO TIN BUỒN
Cùng các bạn cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng:
Thầy TRẦN ĐẠI TĂNG (Nhà thơ Trần Hoan Trinh)
Nguyên Giám học trường Trung học Phan Châu Trinh
Thầy dạy Toán trường Phan Châu Trinh, Sao Mai Đà Nẵng.
Từ trần lúc 15h25 ngày 6/8/2015 tại K33/18 Cao Thắng, Quận Hải
Châu, TP Đà Nẵng.
Lễ Nhập liệm lúc 21h ngày 6/8/2015
Di quan lúc 5h ngày 11/8/2015.
Chúng em xin chân thành chia buồn cùng gia đ́nh thầy và thông báo
rộng răi đến các cựu học sinh PCT để sắp xếp phúng viếng, tiễn đưa.
Đại diện Cựu HS PCT NK 65-72 kính phúng điếu, sáng 7/8/2015
Đại diện Cựu HS PCT NK 65-72 TP HCM kính phúng điếu, sáng 9/8/2015
Video: Vĩnh biệt Thầy kính yêu Trần Đại Tăng
Toàn thể Cựu HS PCT NK 1965-1972 TP HCM
Thành kính chia buồn gia đ́nh Thầy kính yêu Trần Đại Tăng.
Tâm tư của chúng em thể hiện bằng các câu thơ của bạn Đặng Út Hào
NGỌN LỬA " HOAN TRINH " THẮM SẮC MÀU,
NHỚ MÙA PHƯỢNG ĐỎ THUỞ TRƯỜNG PHAN,
VẦN THƠ TOÁN HỌC MƠ NHÂN ẢNH..
THUỞ ẤY BÊN THẦY CHẠNH BỂ DÂU..!
T/M Huỳnh Mao
H́nh ảnh Thầy Trần Đại Tăng và Cựu HS PCT NK 65-72
|
|
|
Thơ viết từ Thầy dạy Toán.
Thời gian ví như nước chảy qua cầu. Rồi trôi đi măi măi dù ai đó níu kéo lại. Biết thế nhưng vẫn mong rằng kư ức lẫn kỷ niệm vẫn hiện hữu vẫn cùng nhau sánh bước như h́nh với bóng. Và trong kư ức đôi khi mờ mịt như sương mù lăng đăng theo ngày tháng. Vẫn rơ nét h́nh ảnh của một thời, một đời học sinh, đó là lớp 11B3 trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng.
Niên khoá 1970-1971, lớp 11B3 Phan Châu Trinh Đà Nẵng do thầy Trần Đại Tăng là Giáo Sư Toán Hướng dẫn. Chương tŕnh học 11 ban B có nhiều môn, nhưng là lớp B nên môn Toán có nhiều tiết học nhất so với các môn c̣n lại như Lư, Hoá, Sinh ngữ…6 tiết/tuần. Và Thầy Trần Đại Tăng lại là Giáo sư Hướng dẫn của lớp nên chúng tôi gần với thầy nhiều hơn. Và thế nên ấn tượng về thầy cũng nhiều nhất.
Ngày tháng qua đi, bây giờ ngồi nh́n lại, nhớ lại. Hơn 40 năm qua đi, biết đâu quá khứ đă nhạt nhoà kỷ niệm kư ức ngày tháng học tṛ tan dần theo thời gian nổi trôi đời người?
Không đâu, lứa học tṛ lớp 11B3 70-71 chúng tôi vẫn tưởng như ngày nào đang ngồi lắng nghe lời Thầy Tăng giảng bài, cái giọng Huế nặng kéo dài như ngân nga vang vọng. Và có chút hờn dỗi đôi khi với sự lơ đăng của học tṛ.
Vẫn măi như ngày nào, vẫn nhớ cái dáng nghiêm khắc, cùng mái tóc bồng bềnh phiêu lăng mà lại khô khan lạnh lùng với phương tŕnh bậc hai rồi quỹ tích theo cùng h́nh học không gian. Lời Thầy ăn sâu trong tâm trí học tṛ 11b3 1970-1971 măi như là một hành trang đồng hành cùng năm tháng đến cuối cuộc đời.
Rồi cũng đến lúc xa trường, xa lớp xa bạn bè. 1972. Mỗi đứa một nơi, vắng dần tin nhau. Cuộc đời vô t́nh xô đẩy mỗi thân phận trên mọi nẻo đường. Thế nhưng kư ức về một thời quần xanh áo trằng dưới ngôi trường Phan Châu Trinh và người Thầy khả kính, một Giáo sư Toán mà thời đó đến măi sau này lứa học sinh chúng tôi, ai ai cũng biết đă hằn sâu cùng vết nhăn theo năm tháng.
Thế nhưng, có một điều mà những học tṛ của Thầy Trần Đại Tăng thời bấy giờ mấy ai biết được. Một bất ngờ đến sửng sốt, một sự đối nghịch, một tương phản đằng sau sự khô khan, nghiêm khắc đến lạnh lùng như những con số, h́nh vẽ, trục tung, trục hoành cùng biến thiên của parabol.
Nằm khuất trong tâm hồn Giáo sư Toán Trần Đại Tăng lại là thi sỹ Trần Hoan Trinh với phiêu bồng, lăng mạn đến tột cùng của ngỡ ngàng.
Đầy cả hương và đầy cả thơ
Này em trời đất bỗng như tờ
Em nghe không khẽ trong lời gió
Tiếng nhạc nào xanh như ấu thơ
Hoa lá và anh bỗng cúi đầu
Mùa xuân có mưa nhỏ bay mau
Có em kết tóc mưa xuân ấy
Và có t́nh yêu ḿnh nhiệm mầu
(Hương xuân)
Thi sỹ Trần Hoan Trinh đă dẫn dắt từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác
Trời xanh ngắt và cỏ cây xanh ngắt
Sông quanh quanh có trăm bến trăm bờ
Bến bờ nào cũng làm ḷng lữ khách
Buồn ngậm ngùi và thương nhớ bâng quơ
(Dạo thuyền trên sông Hương)
Thoạt đầu khi đọc những bài thơ với bút danh Thi sĩ Trần Hoan Trinh, một xa lạ trên văn đàn nên thử t́m và đọc được vài ḍng ngắn ngủi về tác giả: Trần Đại Tăng, dạy Toán trường Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng.
Thi sỹ Trần Hoan Trinh với những vầng thơ mơ mộng. Tiếp tục và tiếp tục dưa người đọc đến với nhiều bất ngờ theo từng bài thơ.
Tôi không mường tượng trong cái bó buộc khuôn phép của vị giáo sư dạy Toán lại mang đến cho người đọc cái lăng mạn mộc mạc không hoa mỹ như lời t́nh tự th́ thầm của hai người yêu nhau.
Từ ngạc nhiên theo cùng thán phục với sử dụng ngôn từ cùng thủ pháp nhẹ nhàng như đùa chơi với ngôn ngữ.
Thương vô cùng xứ Huế b́nh yên
Hoàng thành lặng lẽ ánh trăng buông
Thèm nghe một điệu Nam B́nh quá
Để giữa Thăng Long nhớ cội nguồn
(Giữa Hà Nội phồn hoa nhớ Huế)
Trong cái liêu trai cổ tích, rong rêu cổ kính, uy nghi một thời vang bóng. Trở
nên hiện hữu gọi về hoài niệm.
Ta về đóng cửa ôm thơ ngủ
Thấy ḿnh bên suối hoá thông reo
(Thanh thản)
Một giáo sư toán, môn học khô khan đến lạnh lùng đ̣i hỏi chính xác tuyệt đối lại
có những câu tứ tuyệt mơ màng mộng mị.
Nghe trong tiền kiếp cuồng mê đó
Tiếng hạc kêu sương đến năo nề
(Tiếng vạc kêu sương)
Vẫn chưa hết, từ bất ngờ đến ngơ ngác khi đọc những câu thơ mà Thi sĩ Trần Hoan Trinh viết về một người bạn, đồng nghiệp cố tri Giáo sư Âm nhạc Trần Đ́nh Quân
Anh về như đứa trẻ thơ
Nh́n ngơ ngác anh em bè bạn
Năm tháng đó đă thành dĩ văng
Có kỷ niệm nào trở lại trong tim
…
Anh về mái tóc pha sương
Vầng trán lạnh nụ cười xa vắng
Bỏ lại đằng sau âm vang cuộc sống
Hồn như mây một buổi trời chiều
Tôi nh́n anh ḷng nghe quạnh hiu
Tiếc một kiếp tài hoa bạc mệnh
Thôi hăy b́nh yên! Cũng đành số phận
Trần gian này ai dễ trăm năm!
Chỉ thương ḿnh đă mất tri âm
(Nốt trầm cuối của khúc t́nh ca)
Cuối hè, thế mà những đợt nắng nóng kéo dài bất tận. Oi bức đến ngột ngạt khiến mơ ước một chớm thu sang với heo may cùng mưa Ngâu cho dịu không gian cùng thời gian. Và hơn thế nữa để t́m lại cái kư ức, cái kỷ niệm của mùa tựu trường. Mơ ước t́m lại cái nôn nao cùng quần áo mới, gặp lại bạn bè, thầy cô trường và lớp. Mà nào thấy đâu.
Bầu trời cao và xanh trong bất tận, cùng cái nắng chói chang của hạ vàng. Bao giờ mùa thu đến, để t́m chiếc lá vàng rơi trong sân trường …
Mơ ước chỉ là ước mơ.
Ngày tựu trường không c̣n đến với chúng con với ngôi trường cũ và Thầy cũng đột ngột vội vàng về với Chúa trên Thiên đường, Thầy đă măi măi đi xa.
Thưa thầy, chúng con lứa học tṛ 11b3 1970-1971 vĩnh viễn mất Thầy, vắng Thầy, rồi thầy ơi.
Cúi đầu trước vong linh của Thầy, chúng con những đứa học tṛ của Thầy, xin kính cẩn đốt nén hương ḷng để nhớ măi công ơn dạy dỗ của Thầy.
Lequangtho
11b3 1970-1971
"Thơ cũng như người"
Mùa đông năm 1970 tôi học thêm toán với Thầy Trần Đại Tăng, chiều tối quá lạnh vào đến lớp c̣n run, Thầy nh́n và nói "Từ từ, xoa hai tay cho ấm đă, học Toán có ǵ khó mô mà sợ" Lúc ấy th́ " Úi trời toán không khó th́ cái ǵ khó đây trời". Sau này ngẫm đi ngẫm lại mới thấy nhiều người học làm tóan chứ mấy người học làm thơ, toán có công thức chứ thơ làm ǵ có công thức....
Với tấm ḷng trân trọng của học tṛ:
CẤU NGUYỆN THẦY VỀ CƠI VĨNH HẰNG ĐƯỢC AN LẠC
CẢM NHỚ THẦY TRẦN ĐẠI TĂNG
Chiều nay,
Bụi phấn thôi rơi, mùa phượng đỏ
Chỉ có vần thơ rơi xuống đời
Sao nghe da diết ngày xưa ấy
Phương tŕnh toán học cũng thành thơ
Chiều nay,
Thầy đă đi về, cơi b́nh yên
Một đời toán học một đời thơ
Để đám học tṛ loi choi ấy
Nhớ đến đạo hàm lại nhớ thơ
Trần Phú Hưng - PCT 1965 - 1972
THƯƠNG TIẾC THẦY TRẦN ĐẠI TĂNG.!
Thầy TĂNG, Thầy dạy Toán Trường PHAN CHÂU TRINH.
Và cũng là Thi sĩ với bút hiệu TRẦN HOAN TRINH,
Tác giả nhiều tập thơ, trong đó có Tuyển tập
"CHÁY BỎNG NHƯ LỬA MẶT TRỜI"
Với nội dung chất thơ, hồn thơ rất phong phú,lăng mạn,
Và cũng đầy trăn trở trước thế sự thăng trầm..!
" Thơ cũng như người.. "
Với tấm chân t́nh của những người học tṛ cũ..
Xin nguyện cầu hương linh THẦY về yên nghỉ nơi Vĩnh hằng
được an lạc..!
NGỌN LỬA " HOAN TRINH " THẮM SẮC MÀU,
NHỚ MÙA PHƯỢNG ĐỎ THUỞ TRƯỜNG PHAN,
VẦN THƠ TOÁN HỌC MƠ NHÂN ẢNH..
THUỞ ẤY BÊN THẦY CHẠNH BỂ DÂU..!
Đặng Út Hào
Các bạn thân mến
Gần tháng nay Cư không viết được ǵ do bịnh dạ dày tái phát, dẫu rất đau buồn trước sự ra đi của Thầy Giáo kính yêu Trần Đại Tăng vừa là nhà thơ xứ Huế mà Cư vô cùng yêu mến và thán phục, Cư vẫn không viết được một bài kính tiễn đưa Thầy!.
Rất cảm ơn tập thể PCT72 đă tham dự lễ phúng điếu Thầy rất đầy đủ và trang trọng.
Rất cảm ơn bạn Lê Quang Thọ, bạn Huỳnh Mao, bạn Út Hào, bạn Trần Phú Hưng, bạn Đào Hữu Gia đă viết lên những lời tâm huyết về Thầy!
Rất cảm ơn bạn Cát đă đưa đầy đủ thông tin, h́nh ảnh và Video về tang lễ của Thầy.
Thân chúc các bạn nhiều sức khỏe và niềm vui. Hẹn gặp nhau ở Đà Nẵng tháng 9-2015.
Thân mến
Nguyễn Văn Cư.