LỚP DẠY ĐẦU TIÊN

Trần Hoan Trinh 
 

Cho ta hóa đá sân trường

Để mai sau vẫn vui buồn bên em

    Chuyến tàu suốt Sài G̣n - Huế rời sân ga lúc 9 giờ tối. Một đêm đầu tháng 9 năm 1958. Cơn mưa buổi chiều đă tạnh hẳn, nhưng mặt đường vẫn lấp loáng nước. Thuở ấy, những trận mưa ở Sài G̣n qua rất mau, rầm rập, ầm ầm, rồi bỗng dứt hẳn, không như bây giờ nhiều khi cứ dai dẳng triền miên. Tôi đến đứng tựa vào cửa sổ toa tàu nh́n ra ngoài. Tiếng xe cộ ngoài đường vọng vào ồn ào, náo nhiệt. Ánh đèn điện lấp lánh từ những dăy nhà cao quanh ga, rực rỡ, tráng lệ. Ngọn đèn nê-ông đỏ xanh quảng cáo từ tầng thượng cao ốc Đaị Nam cứ nhấp nháy liên hồi. Thuở ấy, ga tàu lửa Gài G̣n c̣n nằm ở đường Phạm Ngũ Lăo, bên hông chợ Bến Thành, ở địa điểm bây giờ là khách sạn New World và Công Viên Thành phố. Trên cao, trời rất sáng và sao chi chít, cơn mưa ban chiều đă mang đi hết những buị bặm của đô thị, để laị một không gian trong vắt và hơi se lạnh. Tôi đưa tay vẫy và goị thầm: Sài G̣n ơi! Sài G̣n ơi! Xin chào! Thấy ḷng ḿnh tự nhiên chùng xuống. Tôi nghĩ: chắc c̣n lâu lắm, hay chẳng bao giờ, tôi trở laị đây! Thấy ḷng buồn chi lạ …..

    Đi cùng chuyến tàu này có 4 người bạn của tôi: Trương Vinh, Nguyễn Như Thọ, Thái Doăn Ngà, Phan Xuân Hường. Chúng tôi cùng từ Huế vào Sài g̣n trọ học, chơi thân với nhau. Thuở ấy, đậu xong Tú Tài 2, muốn học lên tiếp nữa th́ phải vào tận Sài g̣n thôi. Các trường Đại học Huế, Đà lạt th́ măi đến năm 1958, 1959 mới được thành lập. Chúng tôi vừa nhận Sự Vụ Lệnh bổ nhiệm sáng hôm qua, hẹn nhau cùng đêm nay đi nhận việc. Hồi sáng, chúng tôi rũ nhau đi làm một chầu, gọi là để vĩnh biệt Sài g̣n, ở quán Ba Râu, B́nh Điền, Chợ Lớn. Ăn chạo tôm nướng mía, ngọt xót xa đầu lưỡi. Uống rượu nếp than cho đỡ tốn tiền, đứa nào cũng thấy chếnh choáng. Vinh về dạy tại trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị; Thọ trường Trần Quốc Tuấn, Quăng Ngăi; Ngà trường Quốc Học Huế; Hường: trường Vơ Tánh Nha Trang; c̣n tôi: Phan Châu Trinh, Đà Nẵng. Năm chúng tôi ngồi chung một toa có couchette để cùng “đi xuống cuộc đời”, như chúng tôi vẫn đùa bảo nhau như vậy. Tàu càng đi về phía Bắc, trời càng đổ mưa to gió lớn. Nghe nói miền Trung đang có băo. Tàu chạy ỳ à ỳ ục, bánh nghiến vào đường sắt kêu ken két. Tôi nhắm mắt lại, nhưng chẳng ngủ được tí nào. Bao nhiêu mộng tưởng, bao nhiêu mơ ước tôi hằng ấp ủ trở về bao vây lấy tôi. Một chân trời mới. Một cuộc đời mới. Một thành phố mới. Hồn tôi ngây ngất đắm say.

    Trời mới hửng sáng, tôi đă vùng dậy khỏi giường tàu chật hẹp, đến đứng bên cửa sổ. Người tôi hầm hập nóng, đầu nhức như búa bổ. Chắc v́ hồi đêm tôi đă ra đứng nhiều lần bên cửa tàu, ngắm những hàng cây vùn vụt chạy lui như ma quái trong đêm tối, thả hồn ḿnh mơ mộng, mặc cho gió thổi bên người phần phật. Mưa mỗi lúc mỗi to. Gió thổi mưa tạt vào thân tàu lốp đốp. Hai bên đường những ruộng nước mênh mông. Những chiếc cầu bóng trơn lấp loáng trong mưa, vắt ngang những con sông nước tràn lên mấp mé con đường tàu qua. Tháp Chàm. Nha Trang. Tuy Ḥa. Qui Nhơn. Những nhà ga vắng vẻ ướt sũng trong mưa, đèn mờ vàng vọt. Những đồi. Những núi. Xa xa biển trắng xóa. Nhiều lúc tàu lượn lờ quanh những triền núi uốn khúc, tôi vói nh́n phía dưới: biển mênh mông sóng vỗ dạt dào. Sóng xô trắng xóa vào những tảng đá nằm rải rác dọc theo chân núi. Những tảng đá nằm ở đó như đă tự ngh́n năm. Những băi cát hoang vu bao la dưới mưa. Những mái nhà lẻ loi, xơ xác. Tiếng tàu chạy cứ th́nh thịch th́nh thịch. Tiếng phanh tàu rít lên mỗi khi qua những khúc cong, tiếng động đang ầm ĩ bỗng nhiên nín bặt mỗi khi tàu chạy ra khỏi hầm. Tôi nghĩ quê hương đất nước ḿnh đẹp làm sao, thơ mộng làm sao và cũng nghèo làm sao! Thấy tâm hồn ḿnh như mênh mông, như bay bỗng. Và buồn lây lất. Thoáng nhiều lúc nhớ về Sài G̣n, nơi ḿnh vừa bỏ đi. Nhớ căn gác trọ chật chội ở khu Bàn Cờ, những ngày mưa tiếng mưa dội ầm ầm trên mái tôn, những ngày nắng nóng hầm hập. Nhớ những chiều lang thang bát phố không mục đích. Đường Lê Lợi, Tự Do, Bạch Đằng, Nguyễn Huệ …. Nhớ quán cà-phê vỉa hè nhà hàng Thanh Thế những chiều thứ bảy, chúa nhật. Những buổi trưa mua một ổ bánh ḿ kẹp thịt, t́m vào một rạp chiếu bóng thường trực ngồi vừa gặm ăn vừa xem phim. Ăn xong ngă lưng ngủ luôn tại đó. Bên tai văng vẳng tiếng hát lời ca. Những điệu valse nhẹ nhàng. Những điệu tango run rẫy. Những điệu slow thổn thức thiết tha. Những lời t́nh tự thỏ thẻ khi hiểu khi không. Tỉnh dậy lại xem phim tiếp, cho đến cuối chiều mới ra về. Lại lang thang những hè phố cô đơn, hoàng hôn về trên đường đi và trong hồn ḿnh. Những ư thơ dạt dào. Một hồn thơ lai láng. Thấy ḷng ḿnh như bướm đang bay, như chim đang lượn. Thấy ḿnh như đang có tất cả và cũng thấy ḿnh như không có ǵ cả. Nhẹ tênh. Trống trăi. Bây giờ, trên con tàu đang xa dần về phía bắc, tôi nhớ nhiều, nhớ lắm. Buột miệng gọi thầm: Sài G̣n ơi! Sài G̣n ơi! Bây giờ có ai nhớ ta không? Thấy ḷng ḿnh tự dưng buồn chi lạ.

    Tàu chạy đến Quăng Ngăi th́ không thể đi tiếp được. Nhiều đọan đường sắt đă ch́m trong nước. Nhà ga loan báo hành khách hăy nghỉ ngơi tại chỗ, khi nào nước rút xuống, đi được, sẽ thông báo sau. Mưa mỗi lúc mỗi to. Mưa xối xả. Mưa triền miên. Ai cũng bảo t́nh trạng này th́ nhiều khi 2, 3 ngày mới chạy tàu lại được. Vinh kéo tôi xuống tàu và rũ đi tiếp bằng xe hơi. Thọ trước đây dự định về thăm nhà ở Hội An rồi mới trở lại Quăng Ngăi tŕnh diện nhận việc, bây giờ nhân tiện ở lại tŕnh diện luôn, xong sẽ về thăm nhà sau. Hường đă xuống từ ga Nha Trang, Ngà đă xuống từ ga Diêu Tŕ, vào Qui nhơn thăm người quen. Vinh luôn luôn tháo vác và đảm đang như vậy. Nếu chỉ có ḿnh tôi thôi th́ chắc tôi ngồi ngủ măi trên tàu, đợi khi nào tàu đi th́ đi, không th́ cứ chờ. Tính tôi ít lo toan lắm. Ra khỏi cổng ga đă có nhiều xe hàng đậu chờ ở đó. Hai đứa tôi được kéo lên một chiếc xe đầy ứ khách và hàng hóa. Tôi bị đẩy vào ngồi trong góc tận cùng của xe, chật cứng như nêm. Xe chạy trong tiếng mưa xối xă. Tôi chẳng nh́n thấy được ǵ. Các tấm bạt dày che quanh xe kín mít. Tôi như ngồi trong một quả banh đang trượt tối bưng. Chỉ nghe tiếng mưa rơi lộp bộp và loáng thóang tiếng người phụ xe. Trà Khúc ai xuống không? Chợ Đức Phổ ai xuống không? Tam kỳ, Thăng B́nh, cầu Bà rén. Rồi Điện bàn. Rồi ngă ba Huế. Bà già cạnh tôi bảo đứa cháu nhỏ ngồi dưới chân sửa soạn hàng hóa, sắp đến bến xe Đà Nẵng rồi.

    Mưa tạnh từ lúc nào không biết. Bến xe Đà Nẵng vắng hoe. Lơ thơ lác đác mấy quán ăn bán khuya, đèn mờ leo lét. Tôi đặt bước chân đầu tiên của ḿnh xuống thành phố cảng này, nơi sau này tôi đă để trọn một đời. Bỡ ngỡ. Ngập ngừng. Thích thú. Ngồi trên xe, Vinh đă nói chuyện và làm quen với một người khách trẻ. Lễ. Biết được tôi về dạy tại trường Phan châu Trinh, Lễ rất mừng: anh vốn là một học sinh cũ của trường và hiện giờ có một người em gái đang học tại đó. Lễ rủ tôi và Vinh về trọ tạm tại nhà anh, đi thuê pḥng trọ làm chi. Nh́n vẻ tha thiết và sốt sắng của anh, chúng tôi nhận lời liền. Với lại đă gần 10 giờ đêm, chúng tôi đă đói lă cả người, cần một chỗ để hành trang tin cậy, tắm rữa và ăn chút ǵ. Nhà Lễ là một nhà mặt tiền đường Độc Lập, trung tâm thành phố, bên cạnh chợ Hàn. Trước khi xách va li bước vào nhà trước vẻ vồn vả của ba mẹ và em Lễ, tôi ngước nh́n tấm bảng hiệu treo trên cao: Đồng Thạnh, Tailleur. Tôi và Vinh được Lễ kéo thẳng lên căn gác nhỏ, chỗ ngủ của Lễ.

    Tắm rữa xong chúng tôi kéo bộ trên đường Độc Lập, đến ăn ḿ xào ở tiệm Lâm Kư Ḿ Gia, một nhà hàng nỗi tiếng của Đà Nẵng. Chủ tiệm là một người Tàu già, bặt thiệp, vui tính. Sau này, thời gian c̣n độc thân, tôi hay đến ăn cơm tháng ở đó. Tôi vẫn c̣n nhớ kỹ mùi vị Tàu, cay cay, chua chua của những món ăn.

    Ra khỏi tiệm tôi thấy tâm hồn thơi thới lạ. H́nh như trong tôi đang thay đổi, đang thăng hoa. Phố xá về khuya vắng tanh. Những hàng quán đều đă đóng cửa. Không khí thanh b́nh và trong vắt. Tôi bảo Vinh và Lễ về nhà trước, tôi rẽ ra phía bờ sông gần đó. Cơn sốt ban mai h́nh như đă dịu hẳn, nói đúng hơn là tan biến hẳn. Tôi như người đang đi trong mơ, giấc mơ của tuổi thanh xuân, giấc mơ tôi hằng thấy trong các đêm trằn trọc của ḿnh. Tôi thả bộ chầm chậm dọc bờ sông. Tôi đâu biết bờ sông này sau sẽ là một h́nh ảnh thân thương, tha thiết nhất, sẽ theo bám tôi suốt một đời 50 năm tại đất Quảng này. Đêm đó, bờ sông Hàn vắng ngắt. Gió lộng. Con nước chảy cuồn cuộn từ thượng nguồn đổ về để ra biển. Cơn lũ mấy ngày qua vẫn đang diễn biến. Con sông Thu Bồn tôi nghe ca ngợi nhiều lần trên báo, trên thơ. Tự nhiên tôi nhớ con sông Hương của ḿnh chi lạ. Mai tôi sẽ về. Mai tôi sẽ về! Huế ơi! Tôi rời bờ sông v́ thấy se lạnh. Những chiếc lá rơi trên mặt đường theo bước chân đi của tôi ru tôi vào giấc ngủ đêm ấy, đêm ngủ đầu tiên ở Đà nẵng. Giấc ngũ đầu tiên của một đời làm thầy. Trong mơ, h́nh như có tiếng chim hót đâu đó, trên cao, líu lo, thánh thót ….

    Tôi tỉnh dậy trời đă sáng hẳn. Nh́n ra cửa sổ của căn gác, tôi thấy có đôi vành khuyên vàng đang nhảy tíu tít bên trong một lồng son nhỏ, treo lơ lửng trên một cành cây đào vắt ngang hiên. Bây giờ tôi đă hiểu v́ sao trong giấc ngủ của ḿnh lại mơ hồ có tiếng chim. Vinh đang sửa sọan hành lư để ra xe, tiếp tục hành tŕnh về Huế, về Quảng Trị. Tôi đưa Vinh ra bến xe rồi đi đến trường Phan Châu Trinh tŕnh diện. Lễ t́nh nguyện làm người hướng dẫn. Anh cũng muốn thăm lại trường, thăm lại thầy cô cũ của ḿnh. Anh thuộc lứa học sinh học Đệ Thất đầu tiên, 1952-1953, thuở trường chỉ có một lớp, học ké tại trường Nữ Tiểu học ĐN. Thành phố Đà nẵng lúc đó c̣n rất nhỏ, chỉ có vài con đường được trải nhựa: Quang Trung, Lê Lợi, Phan Châu Trinh, Thống nhất, Độc lập, Bạch Đằng và vài đường nữa quanh quẩn ở phố. Các con đường khác như: Hoàng Diệu, Ông Ích Khiêm, Đống Đa, Lê đ́nh Dương, Trưng nữ Vương, …. c̣n là những con đường đất đá gồ ghề. Băi biển Thanh B́nh đâu đă có nhà cửa ǵ, chỉ là một khu rừng dương liễu um tùm, là nơi hẹn ḥ mỗi đêm cho những đôi trai gái cần một chốn yên tỉnh để tâm sự. Trường PCT các năm học trước mới chỉ có đến lớp Đệ Tứ (lớp 9). Học xong Đệ tứ, đậu xong bằng Trung học Đệ nhất cấp, muốn học lên nữa, học sinh phải khăn gói ra Huế, hoặc vào Nha Trang, Sài G̣n. Năm tôi đến, niên khoá 1958-1959, trường mới được phép mở Đệ nhị cấp (cấp 3). Ba lớp: 1 Đệ tam A, 1 Đệ tam B, 1 đệ tam C (lớp 10 ABC). Tôi được phân công giảng dạy tại cả 3 lớp đó, vừa Toán, vừa Lư, vừa Hóa. Đây là 3 lớp dạy đầu đời của tôi. Học sinh ngoan, hiền, chăm chỉ và học rất giỏi. Ba lớp dạy này đă đem đến cho tôi niềm tin yêu thầy tṛ, niềm thiết tha gắn bó với sân trường cửa lớp, đă giúp tôi quên đi những nhọc nhằn, bất công trong nghề nghiệp, đă giúp tôi măi măi yêu nghề sau này. Tôi được trường giao làm Giáo sư Hướng Dẫn lớp Đệ Tam B (Khoa học Toán), lớp lớn nhất, lớp đầu đàn của trường. Năm học sau, (1959-1960), tôi tiếp tục là Giáo sư dạy Toán và Chủ Nhiệm của lớp ấy.

    Cơ ngơi trường PCT lúc đó c̣n rất nhỏ, gồm 8 pḥng vừa làm pḥng học vừa làm văn pḥng, mặt tiền nh́n ra đường Lê Lợi. Khuôn viên trường rộng bao la, trăi dài từ đường Thống Nhất đến cạnh hông trường Tư thục Phan thanh Giản. Sân trường c̣n đổ cát, chỗ cao, chỗ thấp, bao quanh bằng một hàng kẽm gai quân đội thấp lè tè, đứng bên ngoài nh́n được hết mọi sinh hoạt bên trong. Cây cối lèo tèo, bé khẳng khiu, phất phơ, ẻo lả trước gió. Hè vừa rồi, 8 pḥng học gồm 4 trệt 4 lầu được hoàn thành thêm, đứng vuông góc với dăy nhà cũ, lưng quay về phía đường Thống nhất. Hai cơ ngơi, cũ và mới, lúc đó c̣n rời nhau, chưa nối kết vào nhau như bây giờ.

    Ba lớp đệ nhị cấp đầu tiên được ưu tiên bố trí vào học tại 3 pḥng trên lầu của dăy nhà mới, theo thứ tự Đệ tam A, Đệ tam B, rồi Đệ tam C. Vào lớp dạy, c̣n nghe thơm mùi vôi mới, mùi gạch ngói mới, mùi bàn ghế mới.

    Lớp Đệ Tam A (khoa học thực nghiệm) ba phần tư là nữ sinh, hiền lành, e thẹn, nhút nhát. Trong giờ học không nghe một tiếng động, một lời chuyện văn. Đứng trên bảng nh́n xuống chỉ thấy những đôi mắt đen lay láy, những nụ cười bâng quơ, những mái tóc lơa xơa. Tôi c̣n nhớ: Tôn nữ Ngọc Sương, Khưu thị Diệu Hồng, Đặng nguyệt Thi, Trịnh thị Diệu Tân, Ngọc Diệp, Hồng Nhạn, An thục Đức, Huyền Nhạn, Hồ thị Duyên, Nguyễn thị Tây, Kim Anh, Dạ Lan, Quỳnh Diên, Phan thị Nhung, Trần thị Cúc, Hoàng thế Sum, Vương ngọc Long, Nguyễn Diêu, Hồ Hàng, Nguyễn Toàn, Nguyễn lương Bảng, Huỳnh bá An, Trần trí Dũng, Nguyễn văn Nam, Trương văn T́nh, Nguyễn hửu Long, ……….

    Lớp Đệ tam C (Văn Chương), nơi quy tụ rất nhiều nhà văn nhà thơ sau này, bước vào lớp là cảm nhận ngay được không khí nghệ sĩ tài hoa. Lớp này tôi chỉ dạy mỗi tuần 2 giờ, 1 giờ Toán, 1 giờ Lư Hoá. Tôi c̣n nhớ: Lê thị Thạch Trúc, Thái thị Diệu Minh, Lê thị Kim Phước, Vơ thị Cúc Hương, Lệ Dung, Thái thị Hoài, Nguyễn thị Kim Như, Lê thái Giá, Trần gia Phụng, Lê chí Thảo, Vĩnh Khôi, Trần văn Thao, Phan văn Chỉnh, Đàm văn Chí, Trần ngọc Giao, Phạm Dơng, …….

    Tôi muốn kể nhiều đến lớp Đệ Tam B (Tóan), lớp tôi dạy Toán và phụ trách G.s. Hướng Dẫn 2 năm liên tiếp. Đây là lớp dạy nhớ đời của tôi. Đây là lớp dạy để đời của tôi. Đây là lớp tôi vừa dạy vừa học. Đây là lớp tôi vừa là thầy vừa là bạn. Đây là lớp qui tụ tất cả ǵ là tinh hoa, là trí tuệ của Quảng Nam - Đà nẵng lúc bấy giờ, của miền đất được mệnh danh là Ngũ Phụng Tề Phi. Trong cuộc đời dạy học của ḿnh, trong suốt 40 năm ở PCT, tôi đă gặp nhiều em học sinh giỏi, thật là giỏi, giỏi đến xuất chúng, giỏi đến độ ḿnh là thầy dạy nó nhưng lắm khi cũng phải phục thầm. (Thuở ấy không có trường chuyên, chọn lựa riêng những em giỏi để luyện, để gà như bây giờ, học sinh bước chân vào phổ thông là được đối xử dạy dỗ đồng đều, được hưởng mọi tiện lơị, mọi ưu tiên trong học hành giống nhau). Nhưng ngồi suy nghĩ lại, tôi phải công nhận là chưa hề gặp một lớp học sinh nào giỏi đều như thế. Vừa học giỏi, vừa thông minh, vừa tài hoa, vừa nghệ sĩ, vừa t́nh cảm. Hát hay, đàn hay, viết văn hay, làm thơ hay, vẽ rất đẹp, chơi thể thao cũng giỏi. Lớp khoảng 50 học sinh, toàn nam, chỉ có 2 nữ. Tôi c̣n nhớ: Nguyễn hửu Hùng, Lê tự Hỷ, Tôn thất Hải, Tôn thất Tuấn, Vơ thị Thương, Phan thị Xuân Nguyệt, Mai chánh Trí, Phan nhật Nam, Nguyễn văn Minh, Vơ Ư, Nguyễn thanh Thừa, Đỗ viết Tính, Nguyễn bá Trạc, Trương công Nghệ, Phạm văn Đồng, Hồ công Lộ, Phan Bái, Bùi ngọc Tô, Nguyễn thu Giao, Vơ văn Hải, Chế văn Thức, Đặng ngọc Khiết, Vĩnh Lai, Nguyễn hoàng Be, Ngô văn Mạnh, Phạm hửu Phụng, Tôn thất Chơn Tu, Giang Lư Đương, Lương văn Thuận, Đỗ hưu Toàn, Nguyễn trác Diễm, Nguyễn văn Nam, Nguyễn văn Đồng, Phan bá Sáu, Phạm Hường, Nghiêm ngọc Đỉnh, Trần viết Thức, Đỗ viết Viễn, ………. Trưởng lớp là Vơ Ư, đẹp trai, ăn nói nhỏ nhẹ. Trưởng ban Báo chí là Đỗ viết Tính, thơ hay vẽ đẹp. Trưởng ban văn nghệ là Đỗ hửu Toàn, biệt hiệu Đỗ Toàn, guitare điêu luyện, hát rất hay. Viết văn có Phan nhật Nam, Nguyễn bá Trạc, Nguyễn thu Giao, Đỗ Toàn. Làm thơ có: Vơ Ư, Đỗ viết Tính, Nguyễn văn Đồng (Hà nguyên Thạch), Tôn thất Chơn Tu (Chu Tân)……. Em nào cũng nghệ sĩ tài hoa đầy ḿnh. Thầy tṛ tuổi sàn sàn nhau (có mấy em lớn tuổi hơn tôi nữa), nên rất dễ cảm thông nhau. Với chức năng là Giáo sư Cố vấn hai năm liên tiếp, nhất là v́ mến thương các em, tôi hiểu kỹ từng em một. Từ cái hay đến cái dỡ. Từ cái học đến cái chơi. Và như tôi được biết, đă nghe th́ các em cũng đă dành cho tôi một t́nh cảm ưu ái đặc biệt.

    Lúc mới bắt đầu đi dạy, tôi c̣n rất trẻ. Có lần bác Thôi, cai trường, đóng cửa không cho tôi vào theo cửa chính dành cho thầy cô, chỉ tay bảo tôi vào bằng cổng nhỏ dành cho học sinh. Khi thầy Nguyễn Kế, lúc đó là nhân viên văn pḥng phụ trách học vụ, trao thời khoá biểu cho tôi, thầy đùa bảo: trẻ như thế này mà dạy lớp lớn thế à, học sinh nó xỏ mũi kéo đi đó, có sợ không? Giờ đầu tiên bước chân vào dạy ở lớp này cũng chính là giờ dạy đầu tiên trong cuộc đời dạy học của tôi. Mở cuốn sổ điểm danh mà hai tay cứ run run, nghe thoáng đâu đây từ cuối lớp: “trẻ thế này à?”. “Trông thư sinh quá!”. Bài dạy đầu tiên đáng lẻ phải kéo dài 60 phút, thế mà tôi dạy đâu chỉ có 15 phút là hết bài! Bối rối, không biết nói ǵ nữa, bèn lấy cuốn sổ điểm danh, gọi tên từng em một, bảo là để biết mặt, nhưng sao thấy em nào khuôn mặt cũng giống nhau cả! Hết giờ, kiểng đánh, đi như chạy về pḥng Hội đồng Giáo sư, nghe tim c̣n đập liên hồi. Bây giờ, ngồi nhớ lại, tôi vẫn công nhận đúng đây là lớp có nhiều học sinh giỏi. Thuở ấy, mỗi lần giảng lư thuyết xong, tôi đều cho học sinh làm ngay một hai bài toán chạy, để kiểm tra tŕnh độ tiếp thu của các em. Mới đọc đề vừa dứt, đă thấy các em ào ào đem bài lên nộp. Các em ngồi cuối, các em ngồi giữa bàn trèo hẳn qua đầu các bạn ḿnh để tranh nộp bài cho mau. Lớp học bao giờ cũng linh hoạt, vui nhộn và thân ái. Tôi có cảm t́nh với lớp này từ đêm đến xem buổi Hội diễn Văn nghệ tổ chức mỗi tuần một lần vào tối thứ bảy, tại balcon của trụ sở Ty Thông Tin ĐN, bấy giờ đặt tại ngă tư Hùng Vương - Yên Báy. Đêm đó, lớp Đệ Tam B do tôi hướng dẫn, được thầy H̉ANG BÍCH SƠN, trưởng ban Văn Nghệ, phân công đóng vài tiết mục đại diện cho PCT. Sau 2 bài đơn ca do em Kim Phước (Tam C) và Thu Phong (Đệ Tứ) tŕnh bày, lớp tôi kéo ra sân khấu, dàn hai hàng ngang. Đổ Toàn đệm nhạc mở đầu. Cây guitare trong tay Toàn như có ma thuật, tạo những âm thanh như bồng bềnh như trôi nổi…. Rồi cả lớp cất tiếng đồng ca. Tiếng hát dồn dập, như cuộn lại, như bay đi, khi tan ra, khi đọng lại, khi thiết tha, khi thổn thức, như mừng vui, như hưng phấn, ….

      Ta đi

      Khắp nơi xa vời

      Gió bốn phương

      Ḱa gió bốn phương

      Ào ào cuốn lá rơi

      Người đi

      Khúc nhạc chơi vơi…. ..

      A ha ...

      A ha………

    Tôi đứng bên dưới, trên lề đường, nh́n vọng lên các em, thả hồn ḿnh theo tiếng hát vương vấn bay cao. Buổi tŕnh diễn tan. Tôi ra về trong đêm, thấy hồn ḿnh như nở hoa theo từng bước chân, thương yêu ngọt ngào vô tả.

    Một sáng thứ hai, bước chân vào lớp, tôi bắt gặp nhiều nụ cười hóm hỉnh trên môi các em. Nhiều cặp mắt nh́n tôi lạ lạ. Trên mặt các bàn học, tôi thấy có đến mấy tờ Nguyệt san Phổ Thông của nhà văn Nguyễn Vỹ, đang ở trạng thái mở. Mấy em đang chăm chú xem ǵ trong đó một cách thích thú. Tôi cầm 1 tờ lên xem. Tờ báo đăng bài thơ Thoáng Buồn của tôi, chiếm cả một trang giấy. Chà, bọn này tài thật, tôi đă biết ǵ đâu. Đến dạy ở trường này, tôi đâu có cho ai biết là tôi làm thơ đâu. Chỉ có vài thầy, trước đây là bạn cùng lớp hồi trung học mới biết mà thôi. Làm sao bọn chúng biết được biệt hiệu của ḿnh? Nghĩ như vậy nhưng trong ḷng cũng thấy hănh diện, vui vui. Đến giờ học cuối sáng hôm đó (tôi dạy giờ đầu và giờ cuối của sáng thứ hai), mới bước chân vào lớp, mới ra hiệu cho các em ngồi xuống, tôi nhận được một món quà tặng thật bất ngờ, do Nguyễn bá Trạc, từ cuối lớp đem lên: trong giờ ra chơi, các em đă cùng nhau họa bài Thoáng Buồn đó, mỗi người 2 câu, riêng Nguyễn bá Trạc 3 câu kết. Các em kư tên ngay đầu câu ḿnh là tác giả một cách trang trọng. Bài thơ họa đậm đà, bay bướm, rất dễ thương.  
 

THOÁNG BUỒN

Nắng rưng rưng đọng bờ mi tơ liễu

Gió bàng hoàng thổi nhẹ áng mây xanh

Chiều hôm nay tơ trắng ngập kinh thành

Áo hồ thủy và mắt mầu ngọc bích

Tôi gặp em đi dáng buồn cô tịch

Gót u trầm vương vướng áo tơ bay

Tôi gặp em và thương nhớ hôm nay

Nghe nhẹ nhẹ như t́nh yêu thoáng đượm

Nắng chảy lung linh dập d́u cánh bướm

Bước ngại ngùng ngường ngượng buổi sơ giao

Tóc rũ bờ vai trâm giắt hoa cài

Lời yên lặng trên bờ môi rung động

Em bâng khuâng giữa hồn chiều im bóng

Nh́n mây xanh bay phủ lối kinh thành

Mắt hồ thu rực rỡ nét tinh anh

Nhưng bỗng chốc lại u sầu vời vợi

Non nước hoa gương đượm màu đen tối

Em nghiêng ḿnh nhẹ nhẹ đón tơ bay

Nhớ thương ơi ! Mới gặp gỡ hôm nay

Đă nghẹn nghẹn như đang đưa tiễn 
 

Đôi mắt t́m nhau nét buồn lưu luyến

Tim run run và lời cũng run run

Chiều dần nghiêng trong sắc nắng phai dần

Hồn lạc lơng vào một thời sơ thủy

Mắt hoàng hôn xanh như mầu thiên lư

Phấn hương ch́m trên nếp má say mê

Mến yêu ơi ! Sao chưa hẹn chưa thề

Mới sơ ngộ đă thấy ḷng hoang vắng

Thoáng gặp mà thôi rồi xa vương vấn

Em lặng buồn ta cũng lặng ưu tư

Chớm yêu nhau ḷng đă sợ tạ từ

Mơ mộng ngọc vẫn sợ thành ảo mộng

Em đứng miên man hoàng hôn gió lộng

Cả trời chiều gờn gợn nét hoang sơ

Ngơ ngác t́m mây lời vẫn lặng tờ

Em khe khẻ đưa tay cài lại tóc

Trong im lặng đă nghe hồn rưng rức

Lời run ta thầm nhủ thoáng buồn thôi!

Mến thương ơi! Buồn tím bốn phương trời!

 Trần Hoan Trinh 
 
 

    Trình duyệt của bạn có thể không hỗ trợ hiển thị hình này. Tôi c̣n giữ kỹ bài thơ hoạ đó cho đến hôm nay, tiếc rằng sau 30 năm lấy ra xem lại th́ một số câu đă bị phai đi hoặc bị mọt ăn ṃn. Tôi ghi ra đây cả 2 bài, của tôi và của các em, xem như một kỷ niệm đẹp. Vâng, một kỷ niệm rất đẹp và không thể nào quên của tôi.  
 

Trong đêm Thơ Nhạc do Công đoàn trường PCT tổ chức, nhân dịp tôi về hưu (1998), nh́n thầy Mai Chánh Trí, một học sinh cũ thuộc lớp nầy, đứng dậy nghiêm trang đọc bài thơ Thoáng Buồn của ḿnh, lời run run, mắt kính rơi trễ trên sống mũi, tôi thấy cảm động và thương chi lạ! Bây giờ anh cũng đă 60, sắp về hưu, là một người thầy dạy giỏi, lăo thành của thành phố.

    Cuối năm học trường có tổ chức trại hè taị Mỹ Thị, bên cạnh con đường dẫn đến Non Nước, bên con sông Hàn. Trong đời học sinh, các em mê nhất là được đi cắm traị, dù xa dù gần. Dịp nầy là dịp để các em làm thân nhau, để tâm t́nh, bộc lộ những tài năng của ḿnh, ngoài việc học. Tôi c̣n nhớ dịp đó, tôi mặc một cái áo màu lục sáng chói mắt, tôi đă mua khi rời Sài G̣n, đầu đội một cái mũ Scout uốn cong vành như cao bồi miền tây của Mỹ. Thuở ấy Đà Nẵng c̣n rất quê, chưa tiến bộ như bây giờ. Do đó tôi đă làm bực ḿnh nhiều thầy, kể cả thầy Hiệu trưởng. Tuy nhiên các em học sinh trẻ của tôi laị thích lắm, cứ lân la hỏi thăm măi. Đêm lửa trại, sau sinh hoạt chung toàn trường, thầy tṛ chúng tôi kéo nhau về traị riêng của lớp ḿnh, do mấy em có đi sinh hoạt hướng đạo dựng lên: Hải, Tuấn, Minh, Thảo, … Đó là đêm tôi hiểu rơ tài năng của từng em một. Đó cũng là lần đầu tiên tôi đọc thơ ḿnh cho các em nghe. Tôi đă đọc Bài Thơ Học Tṛ, tôi mới sáng tác trong một chiều thứ bảy về thăm Huế.

 

Đuổi con bươm bướm vào pḥng

Để con bướm khóc hoa hồng mà chơi

Góp sương dựng một khung trời

Góp mây bán đổi nụ cười mỹ nhân

Nhà tôi sách vở chất chồng

Có thư t́nh vứt kín trong hộc này

Bao giờ gặp hội rồng mây

Tôi hai tay trắng đủ xây cơ đồ

Không ai yêu anh học tṛ

Ngày mai hiển đạt học tṛ làm quan

Có ngựa xe có nhà vàng

Châu liêm màn ngọc trang hoàng pḥng thơ

Gác bút nghiêng bán sông hồ

Đốt sách đốt vở làm thơ ân t́nh

Nhưng bây giờ đợi hiển vinh !

Con bướm bay măi làm ḿnh thương thương

Lạy trời cho mượn mùa xuân

Mượn mùa thu với vầng trăng tháng mười

Tôi đem tôi tặng người yêu

Người gái tóc xoă diễm kiều như thơ

Áo trắng tinh đẹp đơn sơ

Học chung một lớp cứ chê tôi nghèo

Tôi về mua khăn lụa điều

Thư pḥng đổi thắm một chiều tân hôn

Bàn kê thấp lại làm giường

Gối có sách vở, áo sờn làm chăn

Làng trên xóm dưới tần ngần

Hiếm đám cưới đẹp như chồng vợ tôi

Bướm bay mỏi đậu rồi cười

Tôi ngồi nghĩ: tốt là thôi hẹn ḥ !

Ngày mai khi cẩm y hồi

Vạn cô gái đẹp lạy tôi làm chồng……

    Tiếng thơ thỏ thẻ tha thiết theo ánh lửa trại bập bùng, tan dần trong đêm, tan dần trong tâm hồn những người trẻ tuổi đang cảm thông nhau như thầy tṛ chúng tôi lúc bấy giờ…. Từ hôm đó, trong mắt các học sinh của tôi, tôi có một h́nh ảnh mới, thân thương, gần gũi và tài hoa hơn ….. Tôi c̣n đọc bài thơ này một lần nữa, theo yêu cầu, trong giờ sinh hoạt Hiệu đoàn, để các em chép vào trang cuối của cuốn vở học, xem như kỷ niệm một năm….

    Nghỉ hè xong, tôi trở lại trường, ḷng bồn chồn muốn biết ḿnh được phân công dạy lớp nào, nhất là ḿnh được giao phụ trách Cố vấn lớp nào. Thật nhẹ cả ḷng và vui mừng tột bực khi thầy Ngọc cho biết tôi tiếp tục dạy Toán và là Giáo sư cố vấn của lớp đó: lớp Đệ Nhị B. Năm học này tôi được phân công dạy hoàn toàn môn Toán, môn dạy ruột và ưa thích của tôi, không có thêm Lư, Hoá như năm trước. Chuyện này kéo dài cho đến hết cuộc đời đi dạy của tôi. Một chút tiếng tăm, uy tín của tôi bắt đầu được củng cố từ thời gian này. Chuyên môn ngày càng vững hơn. Sau này trường mở mang rộng, đón tiếp nhiều thầy cô giỏi, bằng cấp cao về giảng dạy, nhưng nói thật những thập niên 60, 70 tôi được phụ huynh trọng vọng, học sinh ngưỡng mộ vô cùng. Tôi đă được mời dạy thêm ở hầu hết các trường tư trong tỉnh: Sao Mai, Bồ Đề, Bán Công, Phan thanh Giản, Nguyễn công Trứ, Thánh Tâm, Tây Hồ, Ánh Sáng, Nguyễn Hiền, Thành Nhân,Vinh Sơn, Diên Hồng, Hồng Đức,….. Có trường tôi dạy nhiều năm, có trường tôi chỉ dạy 1 năm hoặc vài ba tháng th́ nghỉ.

    Trở lại lớp dạy đầu đời của tôi. Qua mấy tháng nghỉ hè, các em trở lại lớn hẳn cả lên. Lớp có thêm 3 nữ sinh từ Huế vào học, nâng số nữ sinh lên 5. Tôi c̣n nhớ: Đoan Trang, Mộng Hiền, Kiều Nữ. Ba em nữ sinh này hiền lành, nhút nhát, thuỳ mị, nên ch́m hẳn trong năng động ồn ào của lớp. Dẫu vậy, cũng có 1 nam sinh đa cảm của lớp, ghép tên 3 em này làm biệt hiệu của ḿnh, kư dưới những bài thơ t́nh ướt át: Trang Hiền Nữ. Nhiều em đă bắt đầu làm thơ t́nh…Nhiều em đă bắt đầu yêu…. Tuy nhiên, đây là năm học quan trọng, cuối năm các em phải qua kỳ thi Tú Tài I, một kỳ thi có thể nói là khó nhất và quan trọng nhất ở bậc trung học hồi đó, nên không khí học tập bắt đầu nghiêm chỉnh, bắt đầu căng thẳng. Tôi soạn bài, giảng bài cũng kỹ lưỡng, trọng tâm hơn, không c̣n bay bướm, lả lướt như năm lớp Đệ Tam nữa. Thuở ấy đâu có chuyện dạy thêm, học thêm, luyện thi này nọ. Các em tự học, tham khảo sách để luyện thêm bài tập, trao đổi nhau để củng cố bài. Sách giáo khoa Toán tiếng Việt dành cho các lớp Đệ 2 cấp thuở ấy đâu có bao nhiêu, chỉ có Bộ Toán của Nguyễn văn Phú là chính. Tôi phải tra cứu thêm một số bài tập trong các sách tiếng Pháp, trao cho các em luyện thêm: Lebossé, Brachet et Dumarqué, Une Réunion de Professeurs, Journals de Mathématiques của Vuibert, Annales của Couronnet,……

    Đổ xong Tú Tài I, học sinh phải khăn gói ra Huế học, v́ PCT lúc bấy giờ chưa có Đệ Nhất (lớp 12). Học sinh được phân vào 3 trong số 8 lớp Đệ Nhất B của trường Quốc Học –Huế hồi ấy. Tại lớp nào cũng vậy, các em từ PCT ra đều đứng đầu cả: Nhất B1 th́ Lê Tự Hỷ, nhất B2 th́ Nguyễn hửu Hùng, Vơ thị Thương, nhất B3 th́ Tôn thất Tuấn, Tôn thất Hải. Trường có tổ chức một đêm văn nghệ để tiễn các em rời trường. Sân trường được giăng đèn kết hoa, sân khấu là những bục giảng được kê lại với nhau , một số ghế dài được sắp ngay ngắn trật tự làm ghế ngồi cho quan khách và thầy cô. Phần học sinh th́ đứng chen chúc nhau trên sân cát, trên hành lang, trên thềm lớp … Lớp Đệ Nhị B của tôi có tham gia một vở kịch tự biên tự diễn, đặt tên là BỎ TRƯỜNG MÀ ĐI. Tôi nhớ VƠ Ư đóng vai thầy giáo, đă xuống sân khấu mượn cái cà vạt tôi đang mang, ĐỖ TOÀN đóng vai bác cai trường đến nhờ tôi mượn chùm ch́a khoá của bác cai THÔI để “cho giống” PHAN NHẬT NAM đóng vai người học tṛ nghèo đội chiếc mũ phớt cố ư làm rách te tua, móp méo ……. Các em lần lượt xuất hiện trên sân khấu, kéo theo sự cổ vũ nồng nhiệt của các học sinh lớp đàn em, kể cả của các thầy cô giáo. Các em diễn tả tâm trạng của một học sinh, v́ hoàn cảnh gia đ́nh, phải rời bỏ ngôi trường thân yêu ḿnh theo học từ thời thơ ấu mà ra đi …Bao nhiêu ngậm ngùi, bao nhiêu trăn trở được các em diễn tả qua đối thoại của em học sinh đó với bác Cai trường, với thầy, với chính ḿnh. Tôi ngồi bên dưới, nghe từng lời, nuốt từng chữ, theo từng cử động của các em, bâng khuâng, ngậm ngùi vô tả …. Vở kịch thành công vượt ngoài cả mong đợi. Tôi thấy thầy Hiệu Trưởng Nguyễn đăng Ngọc mấy lần đưa tay lên chùi mắt , má cô Đặng thị Liệu, cô Trần thị Kim Đính, cô Lê khắc Ngọc Quỳnh, cô An Hà Châu ướt nhoè. Bác THÔI, cai trường, đến kéo nhẹ vào vai tôi, hỏi: Thầy này ! Tṛ nào đóng vai ông cai trường mà hay dữ vậy? Tôi thấy đôi mắt bác cũng đỏ hoe. Chẳng ngạc nhiên mấy: các em đó sau này đều trở thành những nhà văn, nhà thơ, nhà báo nỗi tiếng một thời. Tôi ra về trong đêm, hồn vẫn trôi theo tiếng hát, tiếng ca, tiếng trống bập bềnh của các em:

Xa cô rồi cũng xa thầy

Thầy ôi thầy!

Tuy xa ngàn dặm nhưng ḷng này không xa

    Lời ca nhaị theo một bài hát thịnh hành hồi đó, nhưng tôi nghe tha thiết mặn nồng chi lạ! Đó là vở kịch duy nhất mà tôi theo dơi từ đầu đến cuối trong đời ḿnh.

    Sau đêm văn nghệ giữa sân đó, các anh các chị các lớp đầu tiên của tôi bỏ trường mà đi. Các anh chị tung bay khắp bốn phương trời, tung hoành khắp năm châu bốn bể, thỏa chí b́nh sinh. Tôi ở laị. Măi mê với nghề nghiệp, cặm cụi với phấn trắng bảng đen, say sưa với các em học sinh trè vừa vào trường, lứa nầy đi lứa khác đến, quên bẳng đi cả thời gian không gian. Bất chợt một hôm nh́n laị, t́m laị, th́ các anh các chị đă thành nhân, hiển đạt, danh tiếng nổi như cồn. C̣n tôi, tôi vẫn thế!

    Qua bao nhiêu dâu bể, qua bao cuộc đổi thay, vẫn âm thầm trong ngôi trường đó, mê man miệt mài dạy dỗ. Các bạn đồng lứa của tôi, những người bạn cùng đi nhận việc với tôi ttên chuyến tàu suốt Sài G̣n - Huế năm nào, sau một thời gian đứng lớp, nay đều đă giữ một chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục cả. Thái Doăn Ngà là Giám Đốc Sở Giáo Dục Đà Nẵng, Nguyễn Như Thọ là Giám Đốc Sở Giáo Dục Quảng Nam, Trương Vinh là Giám Đốc Sở Giáo Dục Ban Mê Thuộc, Phan Xuân Hường là Chánh Thanh Tra Bộ, … C̣n tôi, tôi cứ tà tà cầm phấn, lang thang ngày hai buổi cửa lớp sân trường, quây quần với học tṛ của ḿnh, không đắn đo, không tham vọng. Bốn mươi năm qua vùn vụt, các cây xà cừ giữa sân trường ngày nào c̣n là những cành bé khẳng khiu, xiêu vẹo trước gió, bây giờ đă thành cổ thụ, tỏa bóng mát che kín sân trường. Đưa tay vuốt mái tóc ḿnh, tóc đă bạc phơ phơ. Lặng lẽ, ngậm ngùi từ giă trường ra đi! Một đêm buồn, lẻn vào sân trường, ngồi một ḿnh bên bậc thềm cạnh tượng cụ Phan, nghe sân trường hiu hiu lá rụng, nghe ḷng ḿnh buồn nhớ da diết. Tôi thả mặc hồn ḿnh trôi vào một cơi mộng xa vời hư ảo, thấy bao nhiêu học tṛ của ḿnh đang đứng đưa tay vẫy goị, những đôi mắt đen nhánh thiết tha, những nụ cười thân t́nh rạng rỡ, những tiếng trả bài âm vang đâu đó. Ḷng bỗng dưng thấy hạnh phúc vô biên, ngọt ngà vô tả: ḿnh đă được dạy taị ngôi trường nầy giai đoạn mà nó có nhiều nhân tài nhất! 
 

         Ngôi trường đó là trong anh nỗi nhớ

         Là trong em cả tuổi trẻ thiên thần

         Là của em mộng mơ và sách vở

         Là của anh những giờ dạy thiên đường

    Hiện giờ, năm nào cũng vậy, các Anh Chị các lớp đầu tiên cũa tôi đều có tổ chức họp mặt, khi Đà Nẵng, khi Sài G̣n. Năm nào tôi cũng được mời tham dự. Nh́n các anh chị tóc đă muối tiêu, răng hom má hóp, những người đang giữ những chức vụ cao, những người đang có địa vị đáng nể trong xă hội, nhưng vẫn nhỏ nhẹ thưa thầy xưng em với ḿnh một cách lễ độ như xưa, ḷng tôi bâng khuâng xúc động vô cùng. Bao nhiêu nhọc nhằn, tủi hờn, bạc bẽo trong nghề nghiệp như tan biến đi hết! C̣n laị đó một t́nh thầy tṛ trong sáng vô tư cao vời vợi. Tôi ru ḿnh trong t́nh cảm đó mỗi khi buồn phiền, hôm nay và măi măi …

         Ngôi trường đó là đời anh tất cả

         Là tim, gan, máu, thịt của ḿnh

         Mai anh về xin làm con chim nhỏ

         Đậu mái trường cất tiếng hót b́nh minh  
 

Sài G̣n 2002

(trong Một Đời Thơ, Một Đời Thầy)

Trần Hoan Trinh