Để gọi là tưởng nhớ

 

Hằng năm cứ đến khoảng thời gian này trên khắp nước và có lẽ là ở nhiều nơi trên thế giới nữa lại rộ lên những đêm nhạc tưởng niệm ngày rời cơi tạm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Có người đến với ông v́ sự ngưỡng mộ. Có người đến với ông để khoe mối quan hệ gần gũi với ông và sự hiểu biết về ông. Có người đến với ông để phân tích thơ và nhạc của ông (nhưng chưa chắc một vị giáo sư khả kính có thể thẩm thấu nhạc Trịnh Công Sơn bằng một gă phong trần phiêu bạt; chưa chắc một nhà văn hay một nhà phê b́nh âm nhạc gần gũi với Trịnh Công Sơn hơn một người đạp xích lô nghêu ngao góc phố). Lại có người nhân sự nổi tiếng của ông để kinh doanh. Riêng ḿnh, ḿnh đến với ông bằng sự lặng lẽ tri ân và lặng lẽ buồn.

Có lẽ không có người Việt Nam nào mà không nghêu ngao một vài câu hát của ông, chí ít cũng một lần trong đời. Từ thời tóc c̣n để chỏm, ḿnh cũng đă nghêu ngao như thế, đến giờ. Vui hát. Buồn hát. Hạnh phúc hát. Đau khổ hát. Thất vọng hát. Tuyệt vọng hát. Hát say sưa. Hát thật thà. Hát tứ tung. Hát miên man. Hát mà không cần hiểu bài hát ấy viết về cái ǵ, viết cho ai, viết trong hoàn cảnh nào. Đơn giản là hát. Và cảm nhận bằng trái tim ḿnh, bằng cảm xúc riêng của ḿnh, thấy ḿnh đâu đó trong những giai điệu chơi vơi của ông, giữa cơi mộng và thực của ông, giữa t́nh yêu và thân phận của ông. Nhạc ông viết ra là để cảm bằng chính trái tim ḿnh. Lời ông viết ra là để hát bằng chính tâm hồn ḿnh, chứ không phải để phân tích “nắng khuya” là nắng ǵ, hát như thế nào cho ra "nắng khuya? (Chiều một ḿnh qua phố), hay “Em hồn nhiên rồi em sẽ b́nh minh” có nghĩa là ǵ? (Tôi ơi đừng tuyệt vọng)

Từ ngày Trịnh Công Sơn chưa mất, ḿnh đă biết là ḿnh sẽ tri ân ông. Những thế hệ người Việt Nam, đặc bịêt là thế hệ ḿnh, những người đă sinh ra và lớn lên trong khói lửa chiến tranh, sẽ tri ân ông, không phải v́ những ǵ ông đă làm với tư cách một công dân, mà v́ những ǵ ông đă viết với tư cách một nhạc sĩ và ảnh hưởng của âm nhạc ông lên đời sống mỗi con người.

Sau ngày Trịnh Công Sơn mất, ông được giới phê b́nh âm nhạc phong là “thiên tài”, là “huyền thoại”, là “nhạc sĩ vĩ đại”, là “người viết nhạc t́nh hay nhất thế kỷ 20”, v.v…

Có bao nhiêu nhà phê b́nh âm nhạc th́ có bấy nhiêu danh hiệu phong tặng cho Trịnh Công Sơn. Không biết ở thế giới bên kia, Trịnh Công Sơn vui hay buồn? Không biết ở thế giới bên kia, Trịnh Công Sơn có biết người ta đang ca ngợi hay báng bổ ḿnh, đến nỗi Trịnh Vĩnh Trinh đă phải thốt lên: "Xin để cho anh tôi yên. Người chết th́ cũng cần sự b́nh yên như người sống mà!"

Riêng ḿnh, ḿnh cảm thấy mọi danh hiệu đều không phù hợp với ông, người chỉ cần có “một tấm ḷng” để sống trên đời, c̣n mọi chuyện khác th́ hăy cứ “để gió cuốn đi”.

Đă 12 năm rồi kể từ khi Trịnh Công Sơn đi xa. Đi chứ không phải là mất. V́ đi là rời cơi tạm để về cơi vĩnh hằng.

Ngồi nghe "Cát bụi" để tưởng nhớ về ông, bỗng dưng ḿnh chợt nhớ đến câu nói nỗi tiếng của Trịnh Công Sơn, câu nói đă trở thành bất tử cùng với tên tuổi của người chỉ nhận ḿnh là "tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của ḿnh về những giấc mơ đời hư ảo":

“Sống giữa đời này chỉ có thân phận và t́nh yêu.

Thân phận th́ hữu hạn, t́nh yêu th́ vô cùng.

Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng t́nh yêu.

Để t́nh yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời.”

Nguyễn Chí Trung