TẢN MẠN QUA MỘT SỐ

TRUYỆN CỔ DÂN GIAN VIỆT NAM

Bùi Văn Tiếng

 1

Truyện cổ dân gian Việt Nam có nhiều truyện chủ yếu phản ánh quá tŕnh dựng nước của người Việt. Truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh kể về cuộc chạy đua giành công chúa Mỵ Nương của hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, thực chất là sự thể hiện tư duy địa - chính trị của người Việt cổ. Giữa Sơn-Tinh-miền-núi và Thủy-Tinh-miền-biển, người Việt thời đại Hùng Vương sẽ chọn địa bàn nào để làm trung tâm chính trị của nước Văn Lang? Câu trả lời là chọn địa bàn miền núi với lợi thế thiên về pḥng thủ của núi rừng - sự lựa chọn này kéo dài đến đời nhà Đinh và nhà Tiền Lê. Với tư duy địa - chính trị như vậy nên sự thiên vị của vua Hùng dành cho nhân vật Sơn Tinh khi ra đề thi cũng là điều dễ hiểu. Đương nhiên người Việt cổ không hoàn toàn quay lưng với biển: Thủy-Tinh-miền-biển vẫn được quyền ứng thí, vẫn có khả năng trở thành phương án được lựa chọn làm pḥ mă, tức trên danh nghĩa vẫn được b́nh đẳng về cơ hội với Sơn-Tinh-miền-núi.

 Thậm chí đảo hoang ngoài khơi xa vẫn nằm trong tầm nh́n lẫn tầm với của vua Hùng, và qua truyện Sự tích quả dưa hấu có thể thấy nhà vua từng hạ lệnh đày Mai An Tiêm ra một hoang đảo - là nơi mà nói theo ngôn ngữ ngoại giao bây giờ là thuộc chủ quyền của nước Văn Lang trên biển. Cũng qua truyện Sự tích quả dưa hấu, có thể thấy tư duy trọng nông của người Việt cổ thể hiện trong chi tiết nghệ thuật Mai An Tiêm trồng dưa hấu trên đảo thay v́ đánh bắt cá dưới biển để mưu sinh. Tuy nhiên cũng có thể tiếp cận chi tiết nghệ thuật này theo một cách nh́n khác: giữa không gian sống là biển cả mênh mông, Mai An Tiêm không thể không bị tác động và đă trở thành nhân vật đầu tiên của thế giới nghệ thuật truyện cổ dân gian Việt Nam có tư duy hướng biển: Mai An Tiêm chính là người có công đưa quả dưa hấu vào thị trường kinh tế biển.

 Sự tích Trầu CauSự tích Táo quân là hai truyện đề cao quan niệm hôn nhân một vợ một chồng nhằm góp phần xác định mô h́nh gia đ́nh làm giềng mối cho kỷ cương xă hội đương thời. Thật ra th́ chưa thấy có truyện cổ dân gian nào không đề cao quan niệm hôn nhân một vợ một chồng, nhưng điểm độc đáo của Sự tích Trầu CauSự tích Táo quân là sự kết-nối-tay-ba-sau-cái-chết: ở Sự tích Trầu Cau, sau khi chết người em hóa thành ḥn đá vôi, người anh hóa thành cây cau và người vợ hóa thành dây trầu ḥa quyện cùng nhau trong miệng người ăn trầu; c̣n ở Sự tích Táo quân, sau khi chết người vợ, người chồng trước và người chồng sau đă trở thành ba vị thần táo ngồi bên nhau trong góc bếp mọi nhà.      

 2

Lại cũng có nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam chủ yếu phản ánh quá tŕnh giữ nước như truyện kể về người anh hùng làng Gióng, hay truyện kể về thiên t́nh sử Mỵ Châu - Trọng Thuỷ... Nếu như h́nh ảnh con rồng bay trên không lúc ban đêm và có khả năng phun lửa rất phổ biến trong nhiều truyện cổ dân gian của vương quốc Anh và các nước Bắc Âu th́ lần đầu tiên và duy nhất trong truyện cổ dân gian Việt Nam xuất hiện con ngựa sắt có khả năng phun lửa của người anh hùng làng Gióng. Chi tiết nghệ thuật độc đáo này thể hiện quan niệm của người Việt về sự đồng hành giữa sức mạnh của ḷng yêu nước với sức mạnh của vũ khí hiện đại, bởi làm thế nào người anh hùng làng Gióng có thể rượt đuổi giặc thù phương Bắc trên đồng đất quê hương bằng đôi chân trần trụi, cho dù đó là đôi chân to lớn của người khổng lồ? và làm thế nào có thể rượt đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cơi nếu hỏa lực không đủ mạnh, nếu con ngựa sắt không đủ lửa để phun ra?

 Cũng thể hiện quan niệm của người Việt về sự đồng hành giữa sức mạnh của ḷng yêu nước với sức mạnh của vũ khí hiện đại - chiếc nỏ thần, nhưng truyện kể về thiên t́nh sử Mỵ Châu - Trọng Thuỷ lại đi theo một hướng khác: tổng kết kinh nghiệm thất bại - chứ không phải kinh nghiệm chiến thắng - trong chiến tranh vệ quốc. Kinh nghiệm thất bại như một thông điệp để đời của thiên t́nh sử Mỵ Châu - Trọng Thuỷ là đừng bao giờ mang “Trái tim nhầm chỗ để trên đầu - Nỏ thần vô ư trao tay giặc” (thơ Tố Hữu), bởi với một kẻ thù xâm lược thâm độc và xảo quyệt luôn nói một đường làm một nẻo như vậy mà mất cảnh giác, mà không bảo vệ được bí mật quốc gia, mà không giữ kín được bí mật quân sự th́ cũng đồng nghĩa với việc sớm đưa đất nước rơi vào tay ngoại bang, sớm đưa dân tộc vào cảnh đời nô lệ.   

 3

Nhưng phân tích kỹ nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam thuộc đề tài này, có thể thấy có sự đan xen giữa hai quá tŕnh dựng nước và giữ nước, trong dựng nước có giữ nước và trong giữ nước có dựng nước. Thánh Gióng là chuyện đánh giặc giữ nước, mà cũng là chuyện dùng người tài, chuyện nhân cách (cách Gióng vào cơi nhân gian đă phi thường, cách Gióng rời cơi nhân gian càng phi thường hơn). Sơn Tinh - Thuỷ Tinh là chuyện t́nh tay ba, chuyện ông vua thiên vị, mà cũng là chuyện đắp đê chống lụt - ở đây hiểu thiên tai là một loại kẻ thù cần phải chống như địch họa (có khi hai loại kẻ thù này đến cùng lúc: “Lụt bắc lụt nam máu đầm biên giới - Tay chống trời tay giữ nước căng gân” - thơ Tố Hữu). Mỵ Châu - Trọng Thủy là chuyện xây thành và chế tạo vũ khí hiện đại, là chuyện cảnh giác với hoạt động gián điệp, mà cũng là chuyện hôn nhân có yếu tố nước ngoài và t́nh yêu không biên giới…

Truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện mối quan hệ giữa giữ nước và dựng nước theo một nhăn quan khác. Truyện kể rằng đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để giết giặc và trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa làm cho quân Minh kinh hồn bạt vía, phải cam chịu thất bại mà rút khỏi nước ta. Như vậy Sự tích Hồ Gươm cũng nằm trong mạch truyện cổ dân gian thể hiện quan niệm của người Việt về sự đồng hành giữa sức mạnh của ḷng yêu nước với sức mạnh của vũ khí hiện đại. Nhưng Sự tích Hồ Gươm c̣n đi xa hơn truyện kể về người anh hùng làng Gióng và truyện kể về thiên t́nh sử Mỵ Châu - Trọng Thuỷ thông qua chi tiết nghệ thuật rùa vàng đ̣i Lê Lợi trả lại gươm thần cho Long Vương ngay giữa hồ Tả Vọng - nay đổi tên là Hồ Gươm hay c̣n gọi là Hồ Hoàn Kiếm. Chi tiết nghệ thuật trả lại gươm thần sau khi chiến thắng kẻ thù xâm lược chứng tỏ người Việt thiện chiến chứ không hiếu chiến đồng thời chứng tỏ cái cần hơn trong xây dựng ḥa b́nh không phải là vũ khí hiện đại mà chính là ḷng dân. Th́ chẳng phải quân Minh xâm lược nước ta hàng chục năm trời là do trong thời b́nh, nhà Hồ đă không xây dựng được thế trận ḷng dân - một yếu tố sống c̣n như Hồ Nguyên Trừng con trai Hồ Quư Ly từng lo ngại: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ ḷng dân không theo mà thôi” đó sao? Tất nhiên trả lại gươm thần không có nghĩa là thời b́nh không đ̣i hỏi phải mài sắc ư thức cảnh giác, không đ̣i hỏi phải thường xuyên luyện tập thập bát ban vơ nghệ, và từ sau ngày Lê Lợi hoàn kiếm năm xưa, người Việt dẫu rất mong muốn được sống ḥa hiếu b́nh yên, cũng nhiều lần buộc phải mượn lại gươm thần và tuốt gươm ra khỏi vỏ…  

4

Người Việt xưa vốn trọng nông ức thương nhưng không hoàn toàn xa lạ với nghề kinh doanh và với các doanh nhân. Bằng chứng là h́nh bóng nhiều doanh nhân vẫn thấp thoáng trong thế giới nghệ thuật truyện cổ dân gian Việt Nam. Trước hết có thể kể đến vợ chồng Tiên Dung - Chử Đồng Tử. Cuộc hôn nhân dám vượt qua lằn ranh giai cấp của công chúa Tiên Dung đă không được vua Hùng chấp nhận, v́ thế Tiên Dung “sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh”. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Văn Kính rất có lư khi cho rằng: “Trong tất cả các thư tịch cổ c̣n lưu lại đến bây giờ th́ việc buôn bán của người Việt cổ chỉ diễn ra từ sau khởi nghĩa Lư Nam Đế, nhưng trong truyện Chử Đồng Tử lưu truyền th́ rơ ràng Chử Đồng Tử là thương nhân đầu tiên của người Việt cổ1. Tuy nhiên sẽ công bằng hơn nếu khẳng định hai thương nhân đầu tiên của người Việt cổ là Tiên Dung và Chử Đồng Tử, thậm chí nếu b́nh chọn một người duy nhất th́ có lẽ nên chọn Tiên Dung, bởi trong cuộc hôn nhân độc đáo này  Tiên Dung thường là người giữ vai tṛ chủ động: chủ động kết duyên, chủ động mở chợ giao thương với người nước ngoài, chủ động để chồng ra biển cho rộng đường buôn bán...

 5

Một doanh nhân khác có thể kể đến ở đây là Mai An Tiêm. Trên hoang đảo, người con nuôi vua Hùng đă gieo trồng dưa hấu với số lượng lớn. “Một ngày kia, có một chiếc tàu bị băo dạt vào cù lao. Mọi người lên băi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đ́nh An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đ́nh An Tiêm”. Từ cảnh ngộ cơ cực của một người bị lưu đày, Mai An Tiêm đă làm giàu nhờ biết sản xuất và kinh doanh dưa hấu, trở thành người đầu tiên trong thế giới nghệ thuật truyện cổ dân gian Việt Nam có công đưa quả dưa đỏ vào thị trường kinh tế biển. Tuy Mai An Tiêm khác vợ chồng Tiên Dung - Chử Đồng Tử ở chỗ vừa sản xuất vừa kinh doanh hàng hóa do chính ḿnh làm ra nhưng họ đều giống nhau ở tư duy hướng biển, đều mở rộng kinh doanh không chỉ trên thị trường nội địa và chủ yếu cũng không phải là thị trường nội địa. Nỗ lực phát triển ngoại thương của những doanh nhân có nguồn gốc xuất thân quyền quư như con gái vua, chí ít cũng có liên quan đến quyền quư như con rể vua hoặc con nuôi vua - chứng tỏ từ thuở b́nh minh của lịch sử dân tộc, người Việt đă sớm ư thức được nhu cầu toàn cầu hóa kinh tế và biết đánh giá cao những doanh nhân có khả năng tổ chức hiệu quả nền ngoại thương non trẻ của nước ta.    

6

Thế nhưng không phải ai tham gia kinh doanh đều được gọi là doanh nhân, cho nên các nhân vật tham gia kinh doanh trong thế giới nghệ thuật truyện cổ dân gian Việt Nam không phải ai cũng là doanh nhân đúng nghĩa như vợ chồng Tiên Dung - Chử Đồng Tử và Mai An Tiêm. Chẳng hạn cũng làm nghề kinh doanh nhưng khó có thể gọi Thạch Sùng là một doanh nhân chân chính. “Một hôm Thạch Sùng đi ăn xin về khuya. Dọc theo bờ sông Thạch Sùng trông thấy hai con trâu từ dưới nước lội lên và húc nhau chí tử. Đoán biết ấy là điềm trời sẽ mưa lụt to, nên từ đó có bao nhiêu tiền chôn, Thạch Sùng đào lên đong gạo tất cả. Quả nhiên, tháng Tám năm ấy trời làm một trận lụt kinh khủng, nước lênh láng khắp mọi miền: mùa màng, nhà cửa và súc vật đều trôi nổi. Nạn đói đe dọa khắp mọi nơi. Giá gạo từ một tăng lên gấp mười rồi dần dà tăng lên gấp trăm. Thế mà vẫn không ai có gạo để bán. Thạch Sùng chờ đến lúc dân t́nh cùng kiệt mới ném số gạo tích trữ của ḿnh ra. Có những nhà giàu phải đổi cho Thạch Sùng một thoi vàng mới được một đấu gạo. Từ khi có vốn, Thạch Sùng đem tiền cho vay một vốn năm bảy lớp lăi”… Với cách kiếm tiền kiểu đầu cơ tích trữ và cho vay nặng lăi như vậy, rơ ràng chỉ có thể gọi đích danh nhân vật Thạch Sùng là một tay trọc phú, chí ít cũng là một con buôn. Trả lời phỏng vấn của báo mạng Đất Việt Online, nhà nghiên cứu Giản Tư Trung cho rằng: “Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi. Con buôn th́ quy mô nhỏ, c̣n trọc phú th́ quy mô lớn. Để đánh giá là một doanh nhân hay là con buôn người ta không nh́n vào quy mô mà người ta nh́n vào cách kiếm tiền của họ”.

7

Thế giới nghệ thuật truyện cổ dân gian Việt Nam c̣n một người thuộc loại trọc phú không thể không nhắc đến: nhân vật làm nghề buôn trong truyện Cái cân thủy ngân. Anh này muốn phần lợi bao giờ cũng về ḿnh nên đă “gian tham chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết; khi cân hàng bán cho người ta th́ dốc cán về đằng móc, c̣n khi cân hàng mua của ai th́ dốc cán cân về đằng quả”. Chi tiết nghệ thuật cục máu đỏ đọng trong cân thể hiện rơ thái độ cảnh tỉnh của tác giả dân gian đối với kiểu kinh doanh chưa tinh đă xảo như vậy. Trong thế giới nghệ thuật truyện cổ dân gian Việt Nam, người xưa cũng từng tỏ ư chê trách những doanh nhân háo sắc - một biểu hiện thiếu đạo-đức-ngoài-kinh-doanh, chẳng hạn với nhân vật làm nghề buôn trong truyện Sự tích con muỗi. Truyện kể rằng sau khi cứu sống vợ bằng ba giọt máu t́nh nghĩa của ḿnh, anh chồng Ngọc Tâm mừng quá liền dùng thuyền hối hả đưa cô vợ Nhan Diệp về quê. Thế nhưng “một tối thuyền ghé bến, Ngọc Tâm lên bờ mua sắm thức ăn. Trong lúc đó, có một chiếc thuyền buôn lớn đậu sát bên cạnh, chủ nhân là tay lái buôn giàu có chú ư đến nhan sắc lộng lẫy của Nhan Diệp. Hắn gợi chuyện, mời Nhan Diệp qua thuyền ḿnh dùng trà rồi ra lệnh cho bạn thuyền dong hết buồm chạy”. Có điều mục tiêu phê phán chủ yếu của truyện Sự tích con muỗi là Nhan Diệp nên duy chỉ có nàng mới bị trừng phạt, chứ tay lái buôn kia - cũng có thể xem là đầu mối của tai họa - th́ dường như vô can vô sự.

8

Tất nhiên trong thế giới nghệ thuật truyện cổ dân gian Việt Nam vẫn có những nhân vật làm nghề buôn bị trừng phạt v́ thiếu đạo-đức-ngoài-kinh-doanh, chẳng hạn như nhân vật Lư Thông làm nghề buôn rượu trong truyện Thạch Sanh - Lư Thông. Bên cạnh anh tiều phu Thạch Sanh tượng trưng cho cái Thiện, anh chàng buôn rượu Lư Thông được xem là cái h́nh ảnh của cái Ác, mà cái Ác th́ sớm muộn ǵ cũng sẽ bị trừng phạt. Và xem ra cái chết v́ sét đánh của Lư Thông thảm khốc hơn nhiều so với cái chết v́ mất ba giọt máu của nàng Nhan Diệp. Điều này cũng công bằng thôi v́ khác với Lư Thông không ít lần rắp tâm đưa Thạch Sanh vào chỗ chết, Nhan Diệp chưa bao giờ có ư định hại chết chồng ḿnh. Và như đă nói, ở đây Lư Thông bị trừng phạt với tư cách một kẻ bất nhân bất nghĩa thiếu đạo-đức-ngoài-kinh-doanh chứ không phải với tư cách một người kinh doanh. Theo nhăn quan của người xưa, không trung thực, thiếu ṣng phẳng trong kinh doanh kiểu như Thạch Sùng hay chủ nhân cái cân thủy ngân… mới là chỗ đáng phê phán nhất trong đạo đức doanh nhân.

1 Xem Đ́nh Tú: Đi t́m dấu chân các vị thần bất tử - Kỳ 4: Chử Đồng Tử - Tiên Dung: mối t́nh “thiên định” và thương nhân đầu tiên của người Việt, Đất Việt Online ngày 05./4/2012