Trần Quang Trường

 

     Cái nhà ba gian lợp bằng tranh thấp lè tè, nhưng không nóng. Phía ngoài đường là phòng học của chú, cũng là nơi để ngủ. Ở giữa thờ ông tôi, phía trong là buồng ngủ của bà và cũng là nơi đựng lu gạo, những thứ dể bị mất cắp là bà cất vào nơi nầy; đủ thứ từ quần áo khăn lược, đến những vật tiêu dùng, hành tiêu ớt tỏi, thậm chí có cã cái lu đựng muối ở đấy. Tôi còn nhớ đã từng lấy muối cho bà muối cá trong buồng ngủ. Bà tôi buôn cá kho trả, nên dự trử muối nhiều lắm. Chú tôi hơn tôi đến 11 tuổi, chú học giỏi thật, chiếc bàn bốn chân ốm teo chú đóng hôm trước vẹo qua vẹo lại trông thật buồn cười, chất những vở và sách. Nền nhà lót gạch thẻ, chẵng hề trét vửa xi măng, nền phía dưới bộ phảng trước bàn thờ phẳng lì, hình như không ai đi trên đó được, tôi thường lén chú kéo chiếu vào nằm ngũ nơi đây. Dưới bàn học không lót gạch thẻ, mãi mê chơi với mấy con cút cút làm tổ dưới bàn, tôi không cố ý, chiếc bàn học sụp xuống, sách vở văn tứ tung, chú mắng tôi, ví tôi chạy ra đến bờ tre đầu ngỏ, chú quay vào miệng vẩn còn lầm bầm!. Hôm sau tôi thấy chiếc bàn buộc chặt vào cây cột tre, chú không ghét tôi nhưng tôi có lỗi.

     Mẹ gởi tôi cho bà để chú kèm cho học, nên thời gian tôi ở với bà cũng hơi nhiều đấy. Nhà bà không còn ai nữa. Bà, bà cố và hai chú, cô Ba có chồng ở tận ngoài xóm biển, chú thứ năm đi giã (nghề lưới cào) thường chú về là chú đi ngay chỉ kịp cho tôi vài con cá nướng và dặn thêm vài điều gì đó nữa, có nhiều lúc cã tuần tôi chưa nhin thấy chú.

     Tấm phên phía ngoài đường tháo ra, cái hiên mới lợp bằng cỏ tranh xuất hiện, nền chẵng lót viên gạch nào nhưng đã dừng (sàn) rất sạch, lớp học đã hình thành. Bàn ghế chú tôi lượm ở đâu ra những tấm ván mục nát, kê trên đầu mấy cây tre hay cây gổ thông Mỹ mà chú cưa ngoằn ngoèo chẵng thẳng thớm gì cả. Tất cả là bốn dãy bàn ngang, một dãy dọc, một tấm bảng con bằng năm gan tay, đóng vuông vức bằng mấy nẹp vạc giường trông cũng tàm tạm, chú sơn màu gì mà tôi không biết được, là màu đen hay màu nâu, nhưng tôi thì cho là màu nâu, vì nó không giống màu đen tí nào. Cuối cùng thì tôi cũng biết, dưới cái chụp đèn dầu hôi tối hôm qua, chú kê gân chân bàn thờ ông để lấy bù hóng, dành dụm gần một lon thì vừa sơn đủ tấm bảng với dầu rái non.

 

     Thi mà đổ vào trung học thời ấy thật gian nan, cả làng có mấy người thi vào được, đếm trên đầu ngón tay cũng chỉ vỏn vẹn có chừng ấy thôi. Chú đổ vào trung học cùng với mấy người bạn, Chú học giỏi thật ! . Bữa tiệc vui tổ chức đạm bạc, bà sắm ít hương đèn hoa quả sắp lên bàn thờ ông khấn vái rồi lạy, tôi nhìn thấy nước mắt bà chảy ra trên hai gò má, thút thít nước mủi, bà vào buồng rồi trở ra lẩm bẩm rồi lại lạy, bà gieo hai đồng xu vào dĩa lạy lạy, bà mừng rỡ tươi tỉnh miệng nói nói cười cười. Cuối cùng thì tiệc cũng tàn, mấy người bạn cũng ra về, tôi quơ hết những viên kẹo và bánh còn lại chạy ra sau hè trốn vào vách lá ngồi nhai kẹo một mình, những viên kẹo sinh học từ từ trôi qua cổ họng nghe đắng ngắt, những viên kẹo nghèo nàn theo từng bước chân chạy dài từ vùng đồi Đại-la  đến vùng trũng lầy lội Trà-sơn Gánh-sơn. Những viên sỏi cay đắng bám gót chân bà, lạnh lùng điểm tô trên mãnh bằng trung học của đứa con trai thân yêu bằng câu hò với cã cuộc đời “con cò lặng lội bờ sông…”. Bà không có tiền nên chú nghỉ học.

     Không biết là chú đã đi dạy từ lúc nào. Có lần tôi đi cùng chú đến một nhà giàu có trong làng, người ta gọi chú bằng anh Công, tôi không cần để ý đến cái tên mới của chú ấy. Nhà có hai thằng nhóc nhỏ hơn tôi ba bốn tuổi, có khi còn nhỏ hơn nữa. Chúng trắng nỏn và liếng lắm, chúng chạy nhảy, nói đùa, bâu vào cổ, thọt lét chú cũng đùa lại với chúng, chúng cười toe toét.

     Anh Công vào vai bắt hai thằng nhỏ vào bàn học, Chú dạy kèm.

    Thằng lớn học lớp tư, thằng nhỏ học lớp năm, thỉnh thoảng chúng bị tróc vào đầu. Có lần tôi cũng bị như vậy. Đau thât ! sao chúng chẵng khóc nhỉ!. Lần tôi bị tróc đau quá, tôi khóc to và chạy đến bên bà thế là bị bà mắng cho, nhưng chú chẵng chừa tí nào, hể tôi làm sai “đáp số” là cái tróc nằm trên đầu rồi. Tôi không mắc mẹ vì mẹ hay la chú. Hai thằng nhỏ con nhà giàu ê a bài học tôi và chú ra ngoài vườn, trên chiếc đu lắc lư nhìn những cảnh vật chung quanh mà thèm. Cái sân lát gạch đến hàng cây vú sữa, bậc thềm cao năm cấp, đến khu giữa gian nhà. Trước khi bước vào khu chính giữa, qua hai lớp cửa gổ và kính kiểu Pháp, hai bên là hai bộ cửa đoản cao cũng kiểu Pháp, tường dày trục, chỉ nổi chỉ chìm trông thật đẹp và sang trọng. Trước thềm bậc cuối cùng có hai chậu kiểng lá bàn màu nâu đỏ tốt tươi, chậu kế là cây tùng lộc lá xanh rờn. Hàng cây vú sữa to cao phủ bóng mát cả sân lát gạch.    Ông nội của hai thằng nhóc ấy là cụ Hội-đồng, khi cụ nghỉ hưu, cụ cũng dạy học. Tôi mơ ước và thèm sống trong cái nhà đơn giản hơn không phải giống như nhà ông hội đồng.

    Tường nhà bà lợp bằng phên mê ghe, đầy những chai chò, bà bảo phên này chắc hơn phên đan, cửa lợp bằng lá tranh to chừng một sãi tay hơn, vuông vức, chống lên bằng một đoạn ngọn tre ngắn, nhưng cũng phải quá đầu để vào ra không đụng. Sau này chú làm ra tiền chú thay phên mê bằng phên đan rồi dán giấy báo trông có vẻ sạch sẽ và sang hơn. Nhưng tôi không thích, tôi thích xây tường chung quanh. Chú bảo ít năm nữa chú xây.

     Thời gian qua thật nhanh, hai mươi năm sau chú mới thay phên bằng những tấm tôn mỏng lét, gió thổi mạnh phên kêu rột roạt. Nhưng rồi, cái nghèo cứ đeo đuổi chú mãi cho đến hết đời.

     Trở về từ nhà ông hội đồng trời tối như mực, chú dẩn tôi đi ngỏ tắt, rốc qua hàng rào kẽm gai ra con đường cụt và thẳng về nhà. Hai bên đường toàn là cây um tùm, rợn người. Đèn dầu lu lu giữa căn nhà vừa đủ sáng, trông không rõ mặt người, tôi ôm sát người vào chú, đến nhà thì bà đã chờ cơm.

     Tôi biết bà đã quần quật suốt cả buổi chiều để kho cho xong hơn chục trã cá, mỗi trã cá bà rải đầy ớt bột đỏ lòm. Ngày mai bà đi đèo…

     Mấy đứa trong xóm lớn hay nhỏ hơn tôi vài tuổi đều được mẹ dắt đến cho vào học lớp hè. Thầy Thương nhận dạy hè từ lớp ba, lớp nhì, lớp nhất mà thôi, chỉ mỗi mình tôi học lớp tư phải ngồi trên ghế ngựa, lấy phảng giữa nhà làm bàn, chú ra bài tôi cuối cùng. Tôi vâng dạ ngoệch ngoạt đôi ba hàng rồi chạy ra sân đùa nghịch, hình như tôi không để ý gì đến lớp học của tôi, cái lớp tư thiếu người học.

     Thời gian cũng trôi qua, chú vừa dạy vừa học. Năm bảy trã cá kho không đủ nuôi lập bốn miệng ăn “… huống hồ gì đi học, Học sau này làm gì? Ông to bà tát gì? Lo ăn đã không nổi còn học với hành…” Câu nói ấy tôi thường nghe bà mắng chú lúc bà nổi giận. Phải mà, bà đi đèo (Đại –la) có khi xế chiều, có khi tối mới về, ngày hôm sau mua cá, kho mặn rải ớt màu đỏ lói, đi đèo một ngày nghỉ một ngày đều đặn như vậy. Cứ hôm nay là mồng ba, mồng bốn chị Tư nghỉ, mồng năm chị đi lại và cứ thế cứ thế. Người nhà quê biết rỏ nên chuẩn bị khoai sắn, lúa thóc, bầu bí những gì họ có thể đổi được để lấy một trã cá kho thì họ chuẩn bị. Bà mang những thứ nầy về chợ Hòa-mỹ bán tính toán lỗ lời. Bà không so nạnh với ai bằng đường danh lợi, trong xóm có nhiều người bằng tuổi bà, nhưng họ may mắn còn chồng gánh vác mọi việc mưu sinh. Ông tôi mất khi tôi còn hạt bụi không biết thuộc về ai. Đến khi tôi chừng này tuổi bà mới kể cho nghe. Ông dữ lắm, nóng như Trương-phi, ông có của sớm, có nhiều nghe, ghe nào làm được thì để lại, ghe nào làm không được ông bán, ông thay ghe như thay áo, ông ưng là ông đi biển, ông nhác là ông đậu bến, không ai nói ông nổi, nhưng hể đi biển là chở cá về đầy ghe, ông giỏi lắm, sau này ai cũng nói như vậy. Ông gan lắm, người ta kể rằng !  Hồi Nhật đánh Pháp ở vũng Thùng, máy bay Nhật thả bom tàu chiến Pháp cá nổi lềnh bềnh, máy bay Nhật quay đi, ông ghé ghe lại vớt cá, máy bay Nhật quay trở lại bắn vào ghe, ông gãy chân, những người bạn vọt xuống biển trốn thoát. Thằng “con nít” đi ghe ông sợ quá bu ống ganh còn sống. Người “con nít” ấy chính là chú Hai ở sát cạnh nhà bà.

     Nhà thương thí (bây giờ là trường Cao-đẳng y tế Thanh-phố) cứu ông không nổi, Ông chết thôi! Bà mất ông như mất nữa người, què quẹt rồi lấn sâu vào sự nghèo túng.

     Bà lặng thinh đếm từng viên sỏi dọc đường đời với đôi quan gánh nặng triểu, những toan tính, lo âu. Gát tay lên trán thấy rỏ cái lận đận còn phải mang, không biết khi nào mới lột bỏ. Đôi dép mo ngộ nghĩnh đồng hành với bà mòn đến tận gót, nó không hề biết đau đờn, nhưng nó phải giúp bà bước qua khúc nguy nan. Hình như bà chưa hề biết nhung lụa là gì, nò không phải là kẻ thù, nhưng nó không thể chiến thắng chiếc áo vải thô mục mạc, vương vấn bụi đời. Những miếng vá nổi trôi trên nền vải màu đà xẩm, khoát trên thân hình gầy còm, nuốt mất tuổi thanh xuân của bà. Chiếc khăn quàn trên cổ đầy mồ hôi và nước mắt.

     Thầy giáo Thương không dùng thước để khẻ trên tay hoc trò, thầy nói rất to nên học trò đứa nào cũng sợ. Không những cái oai của thầy mà thầy dạy giỏi nữa, các cô cậu sợ bị tống ra khỏi lớp. Chú không chấp nhận những học trò dốt ngồi lì trong lớp. cuối cùng thì đứa nào cũng phải cố gắng, nhờ thế mà phần đông học trò của chú vượt qua Tiểu-học và đậu vào lớp đệ thất.

     Cháu bà Tư cũng có người học trường hè, cô gái yêu dấu của bà học tồi, nên bị thầy la hoài, chị học hơn tôi hai lớp, năm tôi lên lớp ba thì chị học lớp nhất, năm tôi lên lớp nhì chị vẩn còn lớp nhất. Hồi đó tôi học cũng cừ (?).   Có một bài toán thầy ra cho chị, là bài toán chia cho nhiều số, loại toán này thì tôi nhuần nhuyễn, còn chị thì loay quay, tôi phải nhắc chị mới nhớ. Tôi sung sướng tưởng như đã học được lớp của chị, thật ra phải còn một năm nữa mới lên được lớp nhất. Không có động cơ nào có thể thúc đẩy hoc sinh học khá lên bằng thầy giáo. Những năm tôi còn học lớp năm lớp bốn, được chú nhồi nhắc cho mớ kinh nghiệm: là phải cần cù luyện tập, ngày nào cũng học ngày nào cũng chuyên cần làm toán, làm đi, làm lại, làm mãi thật vậy, càng làm càng nhớ, lại nhớ dai hơn nữa. Mãi cho đến bây giờ tôi vẩn còn giữ được những kiến thức cơ bản ấy.

    Con ông Năm ở tít miệt dưới cũng có người học ở trường hè, “phần đông con gái học dở hơn con trai” Chú tôi nói vậy.Tụi con trai chúng tôi hay đùa nghịch, nhưng học rất giỏi. Còn bọn con gái bản mặt nghiêm nghị, lì lợm, chỉ biết đánh rồi dzí tụi con trai chạy, cải rồi khóc, nên chẵng nhớ gì. Dốt quá!..

     Thời gian vẩn trôi đi hằng ngày, hằng tháng, con người bơi lội mãi trong suốt quản đời đầy gian khổ, nhọc nhằn buồn vui lẩn lộn, không ai thương mình bằng chính mình, phải gỡ bỏ từng lớp bụi trần xấu xa, Phải lột cho được để trông thấy cái vinh quang, trong sáng, dù cho cuộc đời ngắn ngủi, dù cho tuổi đã xế chiều.

     Cái lớp hè được tu bổ hằng tháng, rồi hằng năm và cứ như thế cho đến khi nó đóng cửa lại và vĩnh viển không còn mở cửa nữa. Các cô cậu học trò những năm ấy giờ đã thành người, kẻ vào trường dạy học, người thành đạt ỏ thương trường, nhưng có mấy ai ghé lại thăm thầy Thương, bởi lẽ đó là cái trường-hè.

    Thầy vào quân đội….

 

   Kính gởi tặng các thầy …..đã có khoảng thời gian như vậy. Riêng kính gởi về người chú thân yêu nhất.


Bài dự thi số 5 - 5/8/2013