Ngành nghề cho tôi đi qua nhiều ḍng sông, những ḍng sông đầy ghềnh thác, những ḍng sông êm ả, nhưng sao lạ, cứ mỗi lần như thế, ngồi bên những ḍng sông này tôi lại nhớ về ḍng sông ngày xưa, ḍng sông chảy ngang qua thành phố biển với kỷ niệm xa xưa.

Thuở học tṛ trẻ con, 4 thằng con nít tồng ngồng bị qú bên đường xe lửa dọc sông Hàn v́ tội tắm sông, ai ngang qua cũng nh́n, cũng cười. Nói cho cùng, chỉ mới lội dọc theo bờ, bọn tôi vừa nhúng chân xuống nước chứ đă tắm ǵ đâu th́ đă bị lôi lên và thế là qú, hai tay cứ dơ thẳng lên trời. Không biết bao lâu, chú Cảnh sát cho đứng dậy, đưa lại quần áo với lời dặn ḍ “chừa nghe các con, về”. Hú hồn, bốn đứa chạy dọc theo sông Hàn khúc khích cười và cứ thế, Sông Hàn vẫn lặng lẽ mang nỗi sợ và tiếng cười của bọn tôi ra biển cả mênh mông.

Năm năm học tiểu học ở trường tư Phan Thanh Giản, nhất là những năm lớp Nh́ (lớp 4) và lớp Nhất (lớp 5), mỗi khi được nghĩ học, bọn chúng tôi vẫn bốn đứa lại xuôi theo đường Quang Trung ra sông Hàn, đi dọc theo bờ thả những những chiếc ghe làm từ giấy học tṛ để đố nhau ghe đứa nào đi xa. Chẳng chiếc nào đi được, một chút lại mềm nhũn, trôi dập dềnh như chiếc lá theo sóng nước sông Hàn, rồi ch́m lỉm. Cứ thế những chiếc ghe giấy không bao giờ đi xa được.

Kết thúc thời tiểu học, hè 65, tôi thi đậu vào trường công Phan Châu Trinh, tôi rất mừng, mừng v́ nghỉ rất đơn sơ là khỏi phải đóng học phí nữa, chạy tuốt xuống chợ Hàn nói cho mẹ tôi biết. Mẹ tôi chẳng nói ǵ, lặng lẽ dẫn tôi đi ra phía nhà buôn Dũ Thái, qua bên nhà ga xe lửa và cứ thế đi dọc bờ sông Hàn đến gần bến phà qua Đông Giang, mẹ tôi mới dừng lại. Tôi c̣n nhớ rất rơ nơi chiếc ghế xi măng dọc bờ sông mẹ con tôi đă ngồi, bà cứ nh́n xa xăm và tự bao giờ bà đă khóc. Cuối cùng mẹ tôi hỏi tôi “con có muốn ǵ không”, tôi đă nhanh nhẩu “ con muốn ăn cây kem sữa Diệp Hải Dung”. Sông Hàn, thêm lần nữa, lại dịu dàng thấy cái ngu ngơ của tôi. Đời thuở nhà ai, mẹ đang khóc mà con lại muốn ăn, trời ạ. Măi sau này khi có con, tôi mới hiểu ra mẹ tôi khóc v́ mừng v́ vui và cũng từ lúc ấy tôi mới cảm nhận hết vị ngon vị ngọt của cây kem có giá 2 đồng ngày ấy.

Thời Trung học của tôi cứ êm ả đi qua. Tôi vẫn học, vẫn chơi, vẫn lên lớp đều đặn, vẫn đi dọc sông Hàn mỗi chiều và bắt đầu có chút mộng mơ. Sau khi qua được Tú tài 1, tôi học thêm lớp toán lư hóa của Thầy Liệu và thầy Duân, và trong khuôn viên chùa Tây Ninh đó tôi đă gặp, và từ lúc nào không biết, tôi chăm học thêm hơn, bao giờ cũng đi sớm nhưng về nhà lại trễ hơn. Kết thúc lớp 12, hai đứa đều vượt qua được Tú tài 2. Buổi chiều, gần bến phà qua Đông Giang, lấy hết can đảm của thằng con trai mới lớn, tôi đă nắm tay bạn và nói 1 lời. Lặng thinh. Sông Hàn vẫn dịu dàng đi ra biển, gió vẫn nhè nhẹ đủ cho tóc bạn bay bay – Chừ mới nói.….chỉ toàn toán với lư. ứ…. 3 ngày nữa T vào Saigon rồi. Im ắng – ánh mắt - Ra Huế hay vào Saigon? H… H… vào Saigon mà 10 ngày nữa mới đi.

Cầm trên tay địa chỉ được gởi lại - lúc đi vui biết chừng nào, bao lời tốt đẹp để dành cho em. Vậy đó, Saigon chỉ là trạm trung chuyển để bạn đi tiếp đến phương trời xa bên kia đại dương - c̣n tôi, Saigon như điểm dừng chân cho suốt cả cuộc đời.

Gần đây tôi thường về lại Đà Nẵng, mỗi lần về tôi thường đưa các con tôi đi dọc sông Hàn, chỉ cho các con nơi tôi bị qú, nơi tôi thả ghe, nơi bà Nội ngày xưa ngồi khóc và một nơi có lẽ tôi đă quên, ngu ngơ không c̣n t́m thấy. Cám ơn ḍng sông Hàn đă đưa nơi ấy ra tận biển cả xa xôi để tôi không phải thốt lên “Về đây nghe em” (Nhạc Phạm T́nh -12B4) để rồi “chỉ ḿnh tôi ngồi hát bên ḍng sông này” (Nhạc Nguyễn Nam – 12B3).

Hè 2013

Trần Phú Hưng


1/9/2013 - Bài dự thi số 24


 

Góp ư của Cư

Bài viết Về bên ḍng sông, ngắn nhưng thật nhiều t́nh cảm, yêu quư vô cùng những kỷ niệm thân thương của một thời PCT_ĐN!

Nguyễn Văn Cư