Ngày 24 tháng 3năm 2011, ngày kỷ niệm thứ 85 năm ngày mất của cụ Phan Châu Trinh. Cùng với lễ kỷ niệm 85 năm ngày mất của cụ Phan Châu Trinh là lể trao giải thưởng Phan Châu Trinh 2010. Các giải thưởng được trao lần này thuộc bốn lĩnh vực: giáo dục, nghiên cứu, dịch thuật và Việt Nam học.

GS Hoàng Tụy nhận giải thưởng về giáo dục. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nhận giải thưởng nghiên cứu với các công tŕnh về văn học Việt Nam, đặc biệt là văn bản học tiếng Việt.

 Giải thưởng về dịch thuật trao cho dịch giả Phạm Văn Thiều với những tác phẩm phổ biến tri thức khoa học vật lư, thiên văn, toán học và dịch giả Nguyễn Đôn Phước với các đầu sách kinh điển về kinh tế.

 Giải thưởng về Việt Nam học được trao cho hai học giả nước ngoài là dịch giả văn học, nhà thơ Kevin Bowen (Mỹ) và nhà dân tộc học người Czech Ivo Vasiljev. Tiến sĩ Ivo Vasiljev từng công bố nhiều nghiên cứu giá trị về ngữ pháp Hán - Việt và di sản Việt cổ. Ông đă bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về ngữ pháp Hán - Việt trong tiếng Việt chuẩn hiện đại. Tiến sĩ Ivo Vasiljev là tác giả của cuốn sách Nghiên cứu về di sản Việt cổ (Prague 1990) - một nghiên cứu lịch sử về người Việt. Nhà thơ Kevin Bowen được xem như người mở đường cho văn học Việt Nam vào Mỹ.

Bắt  đầu từ năm nay, giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh sẽ được trao đúng ngày 24-3, ngày giỗ của cụ  Phan. 
 
Ngày này cách đây 85 năm, ngày 24 tháng 3 năm 1926, Cụ Phan Châu Trinh nhà ái quốc, người đấu tranh đ̣i độc lâp cho đất nước nổi tiếng thời bấy giờ qua đời. 


Cùng với lời hiệu triệu của các tổ chức yêu nước, các trí thức nhân sĩ gởi đi khắp cả nước huy động ṭan quốc tham gia tang lễ. Một hội đồng trị sự được h́nh thành gồm 16 người để tổ chức tang lể bao gồm các thân hào nhân sĩ tiếng tăm thời bây giờ như ông Bùi Quang Chiêu (1872-1945) là người Việt Nam đầu tiên đậu bằng kỷ sư canh nông tại Pháp và cũng là nhà chính trị đấu tranh đ̣i độc lập cho đất nước. Giáo sư Trần Huy Liệu (1901-1969) là một nhà văn, nhà hoạt động cách mạng, nhà sử học, nhà báo. Cùng  các ong như Nhà kỹ nghệ và doanh nhân Trương Văn Bền (1884-1956) Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh.... 

Mở  đầu Bài văn tế cụ Phan Tây Hồ tại  Đà Nẵng, cụ Phan Sào Nam viết: 

Than ôi!

Nước Đà hải chín ngàn lần cuồn cuộn, sóng vô t́nh cuốn mất khách anh hùng.

Mây  Trà sơn năm bảy lớp ùn ùn, khói bất nghĩa bịt bùng phường thế lợi.

Kiếp vô  thường ai dễ sống đời đời; người bất hủ ta nên ghi măi măi.

Bảo tồn chủng tộc ấy t́nh sâu, kỷ  niệm anh hùng là lẽ  phải. 

  Và kết thúc bằng các câu: 

Âm dương tuy cách biệt đôi đường,

Chung thủy vẫn triền miên một mối.

Ông chết mà thần ông chửa chết,

Cậy chúng ta hết sức phục tiền phong;

Nước c̣n th́ hồn nước vẫn c̣n

Xin ai nấy  đều tay chiêu hậu đội

Ḷng thành linh phải xét cho,

Gánh nặng ai mà dám chối. 

   Bài tế văn xuôi do cụ Huỳnh Thúc Kháng thay mặt anh chị em Trung Việt có đoạn như: 


“ Một đoạn lịch sử của tiên sinh hơn hai mươi năm trời, nào bị tù, bị đày ở nước này, sang nước khác, trải bao phen nguy hiểm, trong giây phút nầy không thể lịch thuật lại cho được, chúng tôi xin tóm tắt tắt lại mà nói sơ: chủ nghĩa tiên sinh đệ nhất là đánh đổ chuyên chế, làm cho dân quyền tự do, c̣n cái phương pháp tiến hành th́ tiên sinh thường hay nói rằng:” T́nh h́nh trong nước ta bây giờ, đang nguy ngập nếu muốn  cải cách th́ cần phải có liên lạc đ̣an thể mới được”. 
 
      Tang lễ Cụ Phan Châu Trinh được tổ chức ngày 4/4/1926 tại Sàig̣n. Một lễ tang trang trọng và ôn ḥa, thực sự là một cuộc biểu dương ư chí của dân tộc Việt Nam là khát khao dân chủ độc lập ṭan vẹn lănh thổ.

   Một ư chí thúc đẩy ṭan dân vào cuộc đấu tranh giải phóng tổ quốc khỏi ách thống trị của thực dân pháp.

                                                                                                Lêquangthọ