Muối Việt Nam.               

            Nghịch lư măi măi. Nếu không…

 

                       

Cái khổ nhất là sống trên nước mà vẫn bị chết khát.

            Đó là hiện thực của thị trường muối Việt Nam hiện nay. Lâu nay câu hỏi Muối Việt Nam dư hay thiếu? Ngoài tranh căi giữa hai bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn (NNPTNN) và bộ Công Thương th́ câu trả lời vẫn c̣n bỏ ngỏ.

     Việt Nam với gần 3200km bờ biển có nghề muối từ lâu đời không lư nào lại không cung cấp muối cho hơn 80 triệu dân hay sao? Dư muối sao Bộ Công Thương vẫn cấp hạn ngạch để nhập muối?

 

"Nghề muối có quá nhiều chuyện để nói, nhưng mấy ai muốn viết về nghề muối. Bởi nghề muối nghèo quá. Ḿnh muốn một vài ai đó hiểu thêm về nỗi nhọc nhằn của muối nên đi sâu vào chuyên môn để hy vọng chuyển tăi phần nào xót xa cơ cực của một nghề có thể nói là khó khăn cay đắng nhất. Cho dù đứng ở vị trí sản xuất hay kinh doanh hạt muối."

Thực trạng ngành muối Việt Nam hiện nay

 Theo số liệu của  Cục Chế biến, thương mại nông, lâm sản và nghề muối Bộ NNPTNN, năm 2011 diện tích đưa vào sản xuất muối cả nước ước đạt 14.612 ha bằng 96,7% , trong đó,  diện tích muối thủ công chiếm 11.651 ha.

Diện tích các cánh đồng muối được phân bố trên  3 vùng nguyên liệu muối với các đặc thù riêng biệt như sau:

-         Miền Bắc: Chủ yếu tại các tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An. Phương thức sản xuất chính  là muối phơi cát. Phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, lạc hậu, manh mún, nằm xa trục giao thông nên chi phí cao hơn sản xuất tập trung.

-         Miền Trung tập trung tại các tỉnh từ B́nh Định đến B́nh Thuận. Riêng Ninh Thuận sau khi khu công nghiệp muối xuất khẩu Quán Thẻ với diện tích 2.500ha đi vào sản xuất đă nâng diện tích sản xuất của cả tỉnh lên con số 3.700ha dẫn dầu cả nước. Đa số sản xuất theo phương pháp bốc hơi bằng năng lượng mặt trời và một phần bằng phương pháp trải bạt.

-         Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu ở Bạc Liêu với gần 3.400ha, phương pháp sản xuất chủ yếu là phơi nước trên nền đất và sản phẩm chủ yếu là muối đen.

 

      Sản lượng muối cả năm ước đạt xấp xỉ 800.000 tấn, trong đó muối công nghiệp đạt chừng180.000 tấn, muối thủ công  620.000 tấn.

     Tỷ lệ muối công nghiệp và muối tiêu dùng trong thu hoạch c̣n quá thấp so với nhu cầu muối công nghiệp của cả nước.

      Trong ngành hóa chất, muối công nghiệp là nguyên liệu chính để sản xuất NaOH, Na2CO3­­, một số hóa chất có gốc Na+. .. Tổng nhu cầu muối công nghiệp mỗi năm khoảng từ 200.000 – 250.000 tấn.

      Hiện nay,  với phương pháp sản xuất bằng công nghệ điện phân màng trao đổi ion, đ̣i hỏi muối công nghiệp phải có chất lượng cao, tạp chất trong muối phải rất thấp phải đạt các chỉ số như sau: NaCl trên 98%, ion Ca++ dưới 0,05%, Mg++ dưới 0,04%, SO4- dưới 0,2%, độ ẩm dưới 3,5%.

 

     Theo ông An Văn Khanh – phó cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn cho rằng: năm 2012 sản lượng muối công nghiệp sản xuất trong nước ước khoảng 280 – 300.000 ngh́n tấn, trong đó nhu cầu của các doanh nghiệp hóa chất, y tế khoảng 222 ngh́n tấn. Như vậy, lượng muối công nghiệp trong nước đảm bảo phục vụ cho nhu cầu. Như vậy, muối phục vụ cho sản xuất công nghiệp hiện nay không c̣n đáng lo ngại, bởi các doanh nghiệp sản xuất đă đầu tư công nghệ, dây chuyền rửa muối cho công nghiệp…

 

     Ngược lại với nhận định này, ông Vũ Bội Tuyền, một chuyên gia làm việc nhiều năm trong ngành muối, tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa về kỹ thuật sản xuất muối cho hay, cả hai phương pháp làm muối trong nước hiện nay đều chỉ cho ra loại muối có hàm lượng NaCl 85% (đối với phương pháp phơi cát ở miền Bắc) và 93-96% (với phương pháp phơi nước ở miền Trung và Nam). Hàm lượng NaCl này thấp hơn so với yêu cầu tiêu chuẩn của muối công nghiệp là 98%.
Trong khi đó, hàm lượng các chất Magie (Mg), Canxi (Ca), Sunphat (SO4) và các chất không tan  lại quá cao so với tiêu chuẩn. Ngoài ra, muối sản xuất trong nước thường là muối kết tinh ngắn ngày nên muối thường có độ ẩm cao (nhiều nước), xốp và nhẹ chứ không khô và cứng như muối nhập ngoại.

 

     Và cũng theo Bộ Công Thương do khí hậu thất thường nên sản lượng muối Việt Nam không ổn định, hạt muối làm ra thường lẫn nhiều tạp chất và không đạt độ khô cần thiết dẫn tới t́nh trạng thừa muối ăn nhưng lại thiếu muối chất lượng cao (muối công nghiệp). Để đáp ứng nhu cầu muối cho các doanh nghiệp, Bộ Công Thương đă ban hành Thông tư số 45/2010/TT-BCT quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối 2011 với số lượng: 100.000 tấn muối công nghiệp và 2.000 tấn muối tinh khiết dùng trong y tế.

 

      Đến đây ta có thể phần nào nhận ra vấn đề của bài toán ngành muối Việt Nam:       Dư muối tiêu dùng (chất lượng thấp) và thiếu muối công nghiệp (chất lượng cao).

 

Các vấn đề để khắc phụct́nh trạng hiện nay về thiếu muối công nghiệp:

 

     Vấn đề v́ sao chất lượng muối trong nước thấp?

 

Chất lượng muối thấp do nh́ều yếu tố khách quan lẫn chủ quan như:

 

-         Do tập quán sản xuất c̣n quá thủ công, sức người là chính và thường dùng cát, vôi, xỉ than (trong phương pháp phơi cát ở miền Bắc) hay bùn, đất sét  để làm nền ruộng phơi (trong phương pháp bốc hơi ở miền Trung và đồng bằng Cửu Long), nên muối làm ra thường lẫn nhiều tạp chất, hàm lượng NaCl thấp và hàm lượng các chất không mong muốn lại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

-          Do quá phụ thuộc vào thời tiết nên khi có dự báo xấu về thời tiết, diêm dân thu hoạch sớm  ngắn ngày trong khi độ kết tủa chưa đạt yêu cầu.

-         Khâu bảo quản sau thu hoạch c̣n quá thô sơ làm tăng độ ẩm và các tạp chất

 

      Biện pháp khắc phục

 

Đứng ở góc độ của doanh nghiệp sản xuất, theo tôi phải gấp rút thực hiện các biện pháp cơ bản sau:

·        Cải tiến phương pháp sản xuất: phương pháp có thể sản xuất muối chất lượng cao phổ biến hiện nay đă đi vào hoạt động taị các tỉnh miền Trung, tuy c̣n hạn chế do phải đầu tư khá lớn nhưng bước đầu cải thiện đáng kể chất lượng từ cảm quan đến các chỉ số hàm lượng là phương pháp trải bạt phơi nắng  bốc hơi bằng nhiệt mặt trời.

·        Sử dụng phương pháp rửa muối và ly tâm  sau thu hoạch sẽ giúp loại bỏ bớt các tạp chất không cần thiết, nâng cao hàm lượng NaCl.

 

C̣n ở tầm vĩ mô cần có sự quan tâm của Nhà nước:

·        Công nghiệp hoá ngành muối từ phương pháp sản xuất như  khâu cơ giới hoá các công đoạn trong quy tŕnh sản xuất.

·        Đầu tư, quy hoạch lại các cánh đồng muối đạt  yêu cầu quy mô hơn tập trung hơn không để manh mún nhỏ lẻ như hiện nay.

·        Xây dựng các nhà máy, dây chuyền sản xuất ngay tại cánh đồng muối  để giảm bớt tiêu hao, giá thành vận chuyển.


Ảnh ḿnh chup tại cánh đồng muối Cam Ranh, Khánh Hoà (Xem)


 

   Lê Quang Thọ