THƠ ĐƯỜNG LUẬT: MỘT MAI…MAI MỘT!

 

Mở đầu bài thơ Tứ tuyệt của bạn Lê Quang Thọ 12A2 có viết:

“Tôi vốn học Hán văn quen với Đường thi nên quanh quẩn cũng ở bát cú  cùng yêu vận và cước vận. Thế nhưng đôi lúc bát  cú cũng lại quá tầm với. Thôi th́ chọn tứ tuyệt vậy.”

Qua câu nói rất khiêm nhường của bạn Thọ cũng cho thấy làm thơ Đường Luật quả là khó bởi các luật lệ nghiêm ngặt của nó.

Từ năm học lớp đệ ngũ, đệ tứ chúng ta đă thuộc ḷng nhiều bài Thơ Đường Luật như: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Thu Điếu của Nguyễn Khuyến, Người Bủ Nh́n của Lê Thánh Tôn…Được học đầy đủ các niêm luật của Thơ Đường Luật nhưng quả thực suốt thời gian dài của tuổi trẻ chúng ta không mấy ai làm Thơ Đường Luật cả!

Sau này khi ở tuổi trung niên, cao niên, được giao lưu với các bậc lăo bối, tôi mới hiểu ra: Nếu v́ Thơ Đường Luật khó mà không làm th́ quá đáng tiếc khi bỏ qua một thể thơ tinh túy nhất của thơ ca nên cũng tập tễnh học làm Thơ Đường Luật. Dù rằng vẫn c̣n nhiều thiếu sót, mong các bạn lượng thứ!

Tôi xin mạn phép sưu tầm và gởi đến các bạn PCT72 bài “Chuẩn Thơ Đường Luật” và bài “PHÉP ĐỐI trong Thơ Đường Luật”. Mong rằng có bạn nào cảm hứng viết Thơ Đường Luật để cùng học hỏi, xướng họa th́ thật là hạnh phúc lúc tuổi già!

Càng ngày càng ít người sáng tác Thơ Đường Luật v́ luật lệ nghiêm ngặt của nó: Luật, niêm, vần, đối, láy…đều là tinh hoa của Thơ Đường Luật và âu cũng là vận mệnh của nó: “Thơ Đường Luật: Một mai…Mai một!”

CHUẨN THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Sau đây là giới thiệu sơ về Đường Luật và các luật nghiêm ngặt của nó.
Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều nghiêm khắc sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. 
Về h́nh thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.
Luật
Điều căn bản của luật thơ Đường là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ư. Nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3, ... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3, ... của câu dưới cả về âm và ư. Nhưng làm được như thế th́ rất khó, v́ vậy người ta quy ước Nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).
Đối âm (Luật bằng trắc)
Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngă, nặng.
Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng th́ gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc th́ gọi là bài có "luật trắc". 
Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng th́ chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này th́ được gọi "thất luật".
Đối ư:

Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ư nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ; danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. 
Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau th́ bị gọi "thất đối".
Niêm
Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật th́ được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nh́ của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm th́ bài đó bị gọi là "thất niêm".
Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:
câu 1 niêm với câu 8
câu 2 niêm với câu 3
câu 4 niêm với câu 5
câu 6 niêm với câu 7
Vần
Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần th́ được gọi "thất vận".
Một số dạng thơ:
- Thất ngôn bát cú
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Ngũ ngôn tứ tuyệt
- Ngũ ngôn bát cú
- Yết hậu

(Nguồn: wikipedia)

PHÉP ĐỐI trong Thơ Đường Luật

Câu đối là các câu văn đi song song với nhau từng cặp.

Thí dụ:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Trong bài thơ Đường luật Thất ngôn bát cú, bắt buộc phải có đối với nhau giữa các câu 3 và 4. câu 5 và 6.

Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện:

-Đối thanh

-Đối ư

-Đối từ loại

1. ĐỐI THANH

-Bảng luật bằng:

B B T T B B T

T T B B T T B

-Bảng luật trắc

T T B B B T T

B B T T T B B

Chí ít là các chữ 2,4,6,7 phải theo đúng luật bằng trắc.

2. ĐỐI Ư

Ư câu trên và ư câu dưới, hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ư nghĩa cho nhau.

Thí dụ:

Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt

Ngơ trúc quanh co khách vắng teo

3. ĐỐI TỪ LOẠI

Danh từ <-> Danh từ.

Danh từ riêng <-> Danh từ riêng. Danh từ chung <-> Danh từ chung

Tên người <-> Tên người.

Tên nước, Tên địa phương <-> Tên nước, Tên địa phương

Động từ <-> Động từ.

Trạng từ <-> Trạng từ.

Tính từ <-> Tính từ.

Tính từ có nhiều loại, nên:

Gợi h́nh <-> Gợi h́nh. Màu sắc <-> Màu sắc. Mùi vị <-> Mùi vị. Tượng thanh <-> Tượng thanh. Số lượng <-> Số lượng.

Chữ nặng <-> Chữ nặng. Chữ nhẹ <-> Chữ nhẹ

Mùa tiết <-> Mùa tiết. Phương hướng <-> Phương hướng

Thành ngữ <-> Thành ngữ. Chuyên ngữ <-> Chuyên ngữ

Từ kép <-> Từ kép. Từ đơn <-> Từ đơn

Hán Việt <-> Hán Việt.

Nôm (thuần Việt) <-> Nôm (thuần Việt)

Hai cặp đối trong thơ Đường luật là tinh hoa của bài thơ. Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này c̣n giúp đo lường tŕnh độ làm thơ Đường luật của tác giả.

Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận th́ không phải là một bài thơ Đường luật.

GS. DƯƠNG QUẢNG HÀM