Thương nhớ Ḥa An

 Thời buổi chiến tranh, tôi rời quê  dạt về một khu ngoại ô của thành phố . Tôi quen một số bạn mới rồi quen luôn anh. Lúc ấy anh vừa được chuyển về dạy ở thành phố. Nhà anh chỉ có hai mẹ con. Tôi theo mấy thằng bạn gọi mẹ anh bằng d́. D́ hiền lành, xem đứa nào cũng như con nên bọn tôi thường lui tới và ở đó thật yên tĩnh, dễ học bài .

Anh c̣n độc thân, ngoài giờ dạy học ở các trường trong thành phố, anh thường đi loanh quanh đâu đó với bạn bè nên lúc nào cũng về rất muộn .

Dần dà, không những thân thiết với anh, tôi c̣n gần gũi với bao nhiêu thứ khác trong không gian êm đềm ấy . Trên bộ phảng chiếm gần hết một bên gian nhà, một tờ nhật báo, vài ba bản nhạc rời…. Những lúc không biết làm ǵ tôi mở ra xem thử. Thật t́nh, hồi đó tôi chưa t́m thấy có ǵ hay ho trong những bản nhạc ấy. Tôi chỉ thích xem các h́nh vẽ trên các trang b́a xanh đỏ. Thường là các cô gái trẻ được vẽ bằng các đường nét đơn giản nhưng đầy thơ mộng. Mới làm quen với cây ghi-ta cũ kỹ, đôi lúc tôi cũng ḷ ḍ từng nốt nhạc, khổ như thằng bé lội nước, tay xăn quần, tay chống gậy, quả là vất vả. Những lúc như thế,  nếu bắt gặp, anh thường trêu… gà mổ mâm thau …rồi ném cho tôi cái nheo mắt thông cảm. Thuận tay, anh bật chiếc Akai. Gió bay từ muôn phía tới đây…

Chiếc bàn kê giữa nhà luôn bừa bộn .Anh có một tủ sách hẳn hoi nhưng những cuốn anh mới ôm từ đâu đó về th́ cứ bỏ ngang ra bàn. Những pho sách đồ sộ như những cuốn tự điển: Chiến quốc sách, Chiến tranh ḥa b́nh…  Mỏng th́ Hoàng tử bé, Của chuột và người…Thuở  ấy tôi vừa xong đệ tứ , có nghĩa là tôi vừa đánh vật xong với mấy bài Việt văn …Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt…cổ kính, khó xơi, nên dẫu nhiều lần tẩn mẩn qua cái thư viện mini ấy tôi cũng chẳng hiểu mô tê chi cả. Các ông André Mauroir, André Gide c̣n coi bộ hiền lành đôi chút nhưng rồi William Faulkner  rồi Herny Miller… cứ như những ông kẹ quá dữ dằn, đánh đuổi tôi ra khỏi địa phận chữ nghĩa lùng nhùng  như mớ thép gai chồng chất của họ. Tôi ù tai, chóng mặt, ngă dụi đầu vào cả giấc ngủ của ḿnh…

 Một ngày, tôi chợt thấy tên của những người tôi quen biết trên mấy tờ nguyệt san, như anh  N N Sa Mạc, N N Nhượng…Họ là thế hệ đi trước. Hai anh là người cùng làng với tôi, họ làm thơ và nổi tiếng rất sớm thời ấy nhưng mệnh bạc, đă giă từ trần gian vào lứa tuổi hai mươi. Tôi lại c̣n gặp tên anh H Lộc nữa. Anh H Lộc ở Hội An, đi dạy khi tôi c̣n học ở trường quận.. Tôi chưa học anh giờ nào nhưng nhiều học tṛ hồi ấy đều mến phục v́ cho rằng thầy dạy hay và thầy đă đăng nhiều thơ lên báo. Người thầy gầy ốm, thích thuốc lá Pall Mall ấy và các anh SM, Nh  mà tôi vừa kể xuất hiện, làm tôi cảm thấy gần gũi với các tạp chí anh mang về. Lúc ấy, tôi cũng đă bắt đầu chú ư đến vài cô gái xinh đẹp (Có đúng không khi ta nhắc lại bất cứ cô gái nào thời hoa niên th́ cũng xinh đẹp !) nên những câu thơ như Khi thầy giảng Thúy Kiều yêu Kim Trọng. Tim học tṛ cũng đă biết rung chuông...(HL) đă làm tôi khoái lắm nên hễ rănh là tôi đọc chơi…

Anh dạy học nhưng chưa bao giờ tôi thấy cuốn sách giáo khoa nào trên bàn, chỉ thấy những mớ hầm bà lằng ấy cho tới khi tôi rời xa nơi đó. Có thể đầu óc tôi đă bị bỏng bằng những thứ ấy nhưng không sao, đôi khi ta thích tự hành xác một chút…Nhiều lúc tôi tự hỏi nếu không có căn nhà của anh thuở ấy th́ bây giờ tôi có ra hồn ǵ không nhỉ !

Một điều tôi quên là anh cũng đă xuất hiện trên tạp chí BK bằng những truyện ngắn, âm thầm.

 Tôi đă đặt chân vào trường Phan Châu Trinh năm sau. Anh nói với tôi anh cũng đă từng học nhiều năm ở đó, vậy là chúng ḿnh đồng môn, có điều anh đi trước mày đến chục năm rồi!  Một đêm, anh đi đâu về khuya lơ, mặt đỏ lự. Thấy tôi c̣n ngồi trầm ngâm bên đèn, anh bóc tờ giấy trắng trước mặt tôi rồi thả. Tờ giấy chao lượn, ẻo lả. Anh hỏi mày làm ǵ đó, viết thư t́nh à. Tôi vui miệng trả lời đại, dạ, giúp em với. Anh cười cười, dễ ợt. Anh móc đâu đó ra một tờ giấy dán trước mũi tôi. Tôi nhướng mắt. Trời ạ, một tờ…Đơn xin nhập học. Hoảng hồn, tôi tưởng anh bắt làm lễ bái sư rồi truyền cho bí kiếp. Tôi đâu muốn lâm vào t́nh cảnh nầy, tôi chỉ thuận miệng ừ dại dột thôi mà, v́ thế nên tôi ngồi trân trên ghế. Anh lại cười cười, cúi xuống bên đèn, x̣e tờ đơn ra rồi nói mầy thấy không, đây là kính gởi…đây là tên người viết đơn rồi tiểu sử và học lực…rồi là nội dung bày tỏ hoàn cảnh, nêu lên nguyện vọng…tha thiết…, tŕnh bày mong muốn như một khát vọng sống…Rồi, trong khi chờ đợi ṃn mỏi th́ moi hết tâm can và nước mắt ra mà biết ơn, khắc cốt ghi ḷng…cuối cùng ngày tháng năm, thế là xong. Tôi càng nghe càng phục lăn chiêng đổ đèn và thấy quả chí lư. Anh nói thêm nếu mầy u mê không điền vào chỗ trống được nữa th́ anh sẽ cho mượn bản thảo…Đây là tuyệt đại giai phẩm, trị tuyệt đối với bất cứ tuyệt đại giai nhân nào hiền đệ ạ! Tôi tṛn mắt nh́n anh. Trong đêm, đốm lửa Capstan từ tay anh vụt đi, vẽ một ṿng cung qua cửa sổ. Tôi nghe trong mùi khói thơm loáng thoáng như tiếng một con thú buồn: ngồi búng mẫu thuốc xuống ḍng sông mà thấy ḷng ḿnh phơi trên kè đá…chiều không xanh không tím không vàng…( Thanh Tâm Tuyền)

    Ơn trời, buổi thọ giáo bất ngờ ấy sau nầy cũng làm thằng tôi khiến một nàng mủi ḷng với nội dung một tờ đơn xin nhập… viện !!!

     Ít lâu sau nhắc lại, tôi nói anh đọc nhiều sao anh lại tán tỉnh kiểu ấy. Anh vẫn cười cười, kiểu chi rứa, hồi mô. Th́ ra, đêm đó anh quá say, chẳng nhớ ǵ cả. Tôi hiểu, có chăng là - nói theo kiểu của anh- anh đă đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất.(Phạm Công Thiện)

          Những năm lớp 11 và 12 ,nhiều biến cố, học tṛ khắp nơi đều túm tụm vào thành phố, chúng tôi gặp nhiều ban bè hơn, không hẹn mà đều sống gần nhau nên càng tụ tập đông đúc mỗi thứ bảy hoặc chủ nhật. Học hành th́ ít mà vui chơi th́ nhiều. Nhà anh thoáng đăng, vườn rộng nên mỗi cuối tuần như mở hội. Anh vẫn cười cười, tham gia mọi cuộc vui của đám học tṛ trời ơi đất hỡi như gió bay từ muôn phía tới đây, ca hát, đàn địch, đùa vui với những chuyện đời, chuyện t́nh, và cùng chúng tôi trong những chuyến picnic đó đây…  Những đêm khuya mưa giông, nước ngập trắng Khe cạn và Đồng Nà, anh cũng không ngại nhập bọn thắp đuốc, quần đùi áo cánh hành quân ra ruộng…bắt ếch kiếm bữa cháo khuya. Có đứa nhiều kinh nghiệm trong việc nầy thường nhắc nhở chúng tôi rằng nhớ coi chừng rắn mái gầm v́ nó thường ḅ theo tiếng chân, người ta nói nó thích ăn tàn đuốc. Nghe vậy, anh cong lưỡi chậc chậc mấy tiếng rồi quất một câu xanh lè không cần ai nghe: trong cái chốn nửa nước nửa cái, thiếu chi cái giống theo đóm ăn tàn…

       Những tô cháo nóng giữa tiếng mưa khuya thuở ấy c̣n nghe ấm áp tận đến bây giờ…

       Có lần, thằng B mê mẩn một cô nàng trường Nữ. Không biết nó  t́m đâu ra tấm ảnh căn cước của nàng đem về phóng to để trên bàn học. Đôi lúc nó nhắm mắt lại, miệng lâm râm trước thần tượng như khấn vái trước… tượng thần. Nghe chuyện, anh chỉ cười cười : người ta nói, người đang yêu say đắm cũng “y choang” một kẻ tự đái vào chân ḿnh, người khác nh́n vào thấy kỳ cục nhưng riêng nó thấy ấm lắm ! Tôi lại ngớ người c̣n anh th́ tỉnh bơ quay đi, miệng ngân nga gió bay từ muôn phía tới đây…

         Một điều không thể không nhắc là anh có một bầy em họ và rất nhiều học tṛ vô cùng xinh đẹp nhưng chúng tôi chẳng đứa nào mang binh pháp hoặc tuyệt đại giai phẩm của anh ra hành binh…Sau nầy, có dịp ngồi lại với nhau có người vẫn tự hỏi sao chẳng có tay tử tế nào nguyện làm em của anh cả. Ôi, những cô gái năm xưa, trong hoài niệm đẹp đẽ của chúng tôi, sau bốn chục năm trời ngồi lại soi gương  không biết c̣n có cô nào thầm tiếc hay không !

         Mùa hè bảy hai, chúng tôi lần lượt từng đứa ra đi. Một chút ǵ đó vương trên khuôn mặt anh như khói đọng bếp chiều, nhưng anh vẫn cười cười và nói ra đi là hai chữ cũ mèm, nếu không viết nên câu trở lại…Chúng tôi hiểu anh, lời nhắn nhủ hăy biết giữ ḿnh...

    Một buổi chiều thật trong, giữa khu vườn đẫm nắng vàng, chúng tôi tạm biệt anh trên sân rộng, trong tiếng đàn ghi ta và… những đôi mắt dịu dàng.

           Tôi xa thành phố nầy kể cũng hơn mười năm, và đám bạn tôi cũng trôi dạt khắp nơi, tuy vậy bất cứ có dịp là chúng tôi lại tụ tập và cố níu anh vào những cuộc vui hội ngộ. Ngồi vào bàn nhậu mà không thấy anh, không thằng nầy cũng thằng khác móc túi lôi ra điện thoại di động, alô, alô…cho đến khi anh có mặt mới thôi. Anh là  lớp đàn anh, là đại sư huynh, dày dạn hơn chúng tôi mười năm trời nhưng chẳng lúc nào cao giọng, cứ tưng tửng, cứ cười cười mỗi khi gặp gỡ, vẫn xem chúng tôi như người những người bạn chí t́nh…

       Chúng tôi như những đời chim, lượm nhặt được những mẫu vụn trên đường di trú. Có thể là hạt sạn, có thể là hạt thóc để làm no chiếc d́u bé nhỏ trong chốc lát nhưng liệu sức nó có tiêu hóa được hay không mà thôi. Tôi không biết. Ơn trời, lũ chúng tôi chẳng có thằng nào ăn nhằm trái độc, nên dù xa gần đến mấy, hễ có dịp là chúng tôi lại tụ tập và cuộc zui nào tôi cũng cố níu anh zô…trong tuổi hạ nắng chiều vàng…

Nguyễn Công Mẫn


 19/8/2013 - Bài dự thi số 9