Truyện kể

 

     Người đàn ông trạc năm mươi, nuốt ực miếng nước trầu cuối cùng rồi nhă bă, bước vội vào thúng(1) mồi với bộ quần áo thơm mùi biển mặn, miệng liếng thoắng :

     -   Rổ(2) này của ai đây….tội quá mấy mẹ nợ, chồng hết lên chớ..ai đây?

     -   Tau…tau...!.   Người đàn bà lớn hơn ông chục tuổi lên tiếng.

          -         Thím Tám hả… mấy lằm(3) thím ?

          -         Bảy… con . Người đàn bà nói cộc lốc.

          -         Bốn mươi … thím nghe.

Tám Ngọt chưa đáp lại lời nào, th́ nhiều người chờ đợi tới phiên ḿnh’

          -         Ô..ô..i…chi dử rứa cậu..ậu… ba chín thôi ông ơi…giỏi lắm năm phân nữa … ba chín rưởi đó…mồi hôm ni, mà ông hát…, ghe dzô nườm nượp tề…..      Một người đàn bà trong nhóm ghét giọng.

          -         Thôi… cũng vô đó thôi…thêm cho họ ít đôi đi con. Tám Ngọt dụi giọng.

    Người buôn gánh miền biển, t́m một đồng lời rất khó, họ trả giá đến tận cùng. Họ biết phải gánh cá đi đâu và bao xa. Hồi đó không có xe như bây giờ(4). Gánh bộ hoặc thuê người gánh phải trả tiền cao nên suốt đời buôn gánh cũng chỉ thiếu tới đủ mà thôi.

     Sáu Dề, tên người đàn ông, bắt đầu đếm từng con mồi muối mặn, hai tay thoăn thoắt, cứ một cặp đôi là đếm một, đếm tới mười lăm tức là ba mươi con mồi là một lằm. Giọng đếm ngân nga trầm bổng khiến người buôn cá dịu bớt nỗi nhọc nhằn:

      -  một..hai..ba..cho tới bốn.. năm..a..sáu….     ….mười tám..mười chín..hai mươi..cho tới….     ba mươi. Thêm nề ! năm đôi nữa nề !.

     Người buôn, gánh mồi đi chợ, bán lẽ. Người không buôn th́ thuê người chặt vi, cánh, đánh vẩy, rữa sạch, đem về thín. Chiếc thúng lớn che chiếc thúng nhỏ và người đánh vi, vẩy, họ làm từ sáng cho đến tối, có khi đến gần khuya. Có bữa trăng sáng th́ khỏi đèn, bữa tối trời th́ thắp đèn gió(5).

     Mùa cá chuồn muối, vui và nhộn nhịp. Sáu Dề là người làm thuê, nên bàTám Ngọt cũng thuê về nhà muối thín.

 

                                                          oOo

 

     Bà Giấm nhà đông con, toàn là con gái, nên bà cũng phải t́m cách để cho con gái có công việc làm và có nghề để sinh sống không phải ra bến ra băi như con gái khác. Thời này con gái ít được đi học.

     Nhà buôn mễ cốc nhập cho bà gần một tấn bắp đỏ. Hôm nay bà Giấm nấu hai thùng, mỗi thùng chừng ba an bắp. Các con gái đă chuẩn bị đầy đủ, nào là củi, nước, thùng, mỗng, nong nia. Ăn cơm chiều xong là nổi lữa để nấu bắp, các con gái thay nhau canh chừng hai thùng bắp đến nữa khuya là thêm nước, gà gáy chập hai là tắt lữa giở nắp cho nguội dần đến rạng sáng mốc ra rổ cho ráo nước, rồi đem phơi nắng. Chừng hai nắng, ủ một đêm rồi đem đi rang. Bà Giấm là người có kinh nghiệm kinh doanh bột bắp thín. Bà rang bắp trên chảo gan to, đảo đều bắp cho đến khi vừa trở màu nâu đỏ là xúc ra ngoài rổ, giử màu bắp cho thật tươi, ngay cả lúc đem đi xay bà cũng rất kinh nghiệm, xây không mịn quá và cũng không thể sồn, khi bỏ vào miệng ăn bột sồn như hạt cát. Bọn trẻ trong xóm cũng thích mua lẽ vài đồng về trộn đường cát trắng ăn mà thấy thèm. Những đứa con gái của bà Giấm cũng yêu nghề.

 

                                                        oOo                                                     

 

     Sáu Dề vừa ăn trầu vừa nói chuyện làm thuê, thín mồi cho xóm dưới. Thỉnh thoảng chạy ra ngoài nhổ nước trầu, rồi chạy vào nói tiếp:

     -    Bận trước tui thín cho Bốn Mót một ảng, chừng sáu, bảy lằm . Tui làm kỹ lắm, đến khi trổ ra nó thơm phức, nước mắm đỏ cháy, con thín cứng khừ.

          -         Thằng Sáu tới chưa bây ?.   Bà Tám Ngọt nghe Sáu nói chuyện nên hỏi lững.

          -         Dạ ! con đây thím, con qua chừ…kể cho bà con nghe cái nghề thín mồi điêu luyện của con,… coi rứa chứ không phải dễ đâu….

     Nhà ở miền biển san sát nhau như chung vách, người làm thuê thường tới sớm hơn, nhưng cái tật la cà, ngồi đâu nói chuyện phiếm đấy. Sáu kể tiếp:

          -         Tui để mồi cho ráo, quét lau sạch ảng, khó nhất là làm lù(6) làm sao khi trút lù là nước mắm không như ḅ đái, chảy như sợi tóc… phải để một mớ tóc rối dzới cái chổi chận ngay lù, ngon nữa th́ đắp một bát sỏi. Rải muối và thín lên đáy ảng cở vài phân rồi sắp mồi (cá chuồn) cho có lớp lang, cứ mỗi lớp mồi phải phủ muối và thín lên cho đầy kẻ hở…

     Khi được nữa ảng, người làm rửa chân sạch đạp lên cho chặc, ép sao cho con chuồn nằm sát với nhau, khi sắp cá đến đầy miệng ảng, phải một lần nữa đạp ép cá, càng ép chặc chừng nào th́ sau này con thín cứng chừng đấy.     Người ta bỏ lên trên mặt cá một lớp thín cuối cùng, dùng mo câu ngâm nước cáng thẳng đậy lên, dùng nẹp tre sạch đang thành vỉ gài lại không cho cá trồi lên. Có nơi họ dùng đá lớn đè lên thêm. Nước muối cá chuồn họ đem nấu để lắng rồi đổ vào ảng cho đầy hơn mặt cá chừng năm phân, chừng vài ngày sau bột thín thấm nước muối nỡ ra bóp chặc con cá chuồn, mặt nước muối cạn, người ta lại cho nước muối cho đầy lại.

     Cứ mùa đông đến, người ta thường thấy ngoài chợ bày bán chuồn thín. Đậm đà hương thơm vùng biển. Người nhà quê cũng như người thành thị ai cũng mua con “chuồn thín”  rim với tép mỡ thêm một chút đường ăn với cơm nóng vào mùa đông gió lạnh th́ không có ǵ tuyệt bằng. Nhưng bây giờ, thời hiện đại, không c̣n con chuồn muối nữa, không c̣n nghề ghe buồm nữa, nên con chuồn thín cũng một mai.

……………………………………………………………

Nhân vật trong truyên là hư cấu. Trong truyện có xữ dụng nhiều từ địa phương.

Người viết muốn lưu lại cách thức để làm được một con chuồn thín: Cá chuồn muối+bột bắp thín=chuồn thín         

1 – Thúng là phương tiện chuyên chở của ngư phủ.

2 – Rổ có nhiều loại, rổ thường một niềng, rổ hai niềng, rổ ba, sáu..

3 – Lằm dt đếm; một lằm có 30 ca chuồn, 10 lằm=1 thiên, 10 thiên=1 ngón…

4 – Vào những năm 1960-1965.

5 – Đèn gió loại làm thủ công, gió thổi không tắt.

6 – Lù chổ để lấy nước mắm nhỉ.

                                                                    Trần Quang Trường


24/8/2013 - Bài dự thi số 15


Cà phê sáng nay, 25/8. Các bạn trao đổi về bài viết Chuồn thín dự thi Kỷ niệm 41 năm xa trường