Châu hay Chu ?
Viết nhân ngày giỗ cụ Phan Châu Trinh 24.3
Phương ngử (dialet) bao gồm phương ngữ lănh thổ và phương ngữ xă hội là biến thể chính tả có tính chất, một trong những thuộc tính nói lên sự đa dạng phong phú của ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết). Trong ngôn ngữ Việt Nam, tuy phương ngữ chiếm không nhiều, nhất là những từ thuần Hán, nhưng sự khác biệt về cách phiên âm theo phương ngữ các từ thuần Hán xăy ra ở một vài từ lại gây nhiều tranh căi và ngộ nhận.
Trong phạm vi nhỏ của bài viết, tôi xin tŕnh bày một chút thiển ư để gọi là xin có ư kiến, mong nhận được phản hồi từ các bạn.
Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh đất nước chia làm hai miền , từ sông Gianh trở ra gọi là Đàng Ng̣ai và từ sông Gianh trở vào gọi Đàng Trong. Dân Đàng Trong sống dưới sự cai trị các Chúa Nguyễn, và có những luật lệ, phong tục…riêng. Trong đó có vấn đề kỵ húy, và chỉ có nhân dân Đàng Trong mới kiêng kỵ những từ liên quan đến tên, họ, hiệu.. các Chúa Nguyễn, c̣n Đàng ng̣ai tuyệt nhiên không. Đó là một trong những lư do cấu thành phương ngữ lănh thổ.
Theo Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn (Nhà xuất bản Khai Trí 1960) th́ chữ châu có 朱, 舟,州, 洲, 珠, 茱, 鄹, chữ chu có từ 侏,周, 朱, 株, 盩硃, 舟, 蛛, 賙, 輈, 週, c̣n Từ điển Hán Việt của Vĩnh Cao - Nguyễn Phố (Nhà xuất bản Thuận Hóa 2003) th́ chữ châu có 珠, 洲, 週 chữ chu có 侏周,朱,株,硃,舟,賙,輈,邾. Qua đối chiếu tôi thấy theo Nguyễn Văn Khôn th́ có朱,có thể đọc châu hoặc chu (không bắt buộc). TheoTừ điển chính tả tiếng việt của Hoàng Phê, Lê Anh Hiền và Đào Thân (Nhà xuất bản Giáo dục 1988), Từ điển chính tả thông dụng của Nguyễn Kim Thân (Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp 1984) cũng có cùng nhận định th́ chỉ có từ chu trong chu sa (朱砂) có thể đọc là châu sa (tên một loại khoáng thạch dùng làm thuốc có màu đỏ) . Sở dĩ dông dài như vậy để hiểu rằng không phải bất cứ từ “chu” nào cũng có thể đọc “châu” được. Và không phải từ châu nào cũng là phương ngữ lănh thổ của từ chu. Đối với từ thuần Hán là từ vay mượn nên phải dùng đúng ngữ nghĩa (semantics) của nó.
Ở đây tôi xin mạn phép bàn đến 2 từ phương ngữ lănh thổ được cấu thành và tồn tại cho đến bây giờ do tập tục của chế độ phong kiến đó là kỵ húy忌 諱: hoàng黃 và chu周 mà chỉ riêng dân chúng Đàng Trong phải chấp pháp.
Từ hoàng có đến 18 từ nhưng duy nhất chỉ có mỗi một từ黃 (họ) do kỵ húy Chúa Nguyễn Hoàng 阮 黃(1524-1613) , được đọc trại thành Huỳnh. Cụ thể Hoàng Hoa Thám (黃 花 探) 1856-1913 quê Tiên Lữ Hưng Yên và Huỳnh Thúc Kháng (黃 叔 抗) 1876-1947 quê Tiên Phước, Quảng Nam có cùng họ 黃 nhưng phiên âm lại khác theo vùng địa lư.
Từ chu có 11 từ nhưng chỉ có từ 周 (họ) phải đọc là châu do chữ 周(Chu) kỵ húy tên chúa Nguyễn Phúc Chu 阮 福 周(1675-1725), (c̣n 朱 có thể đọc châu hay chu cũng được). Xin dẫn thêm trường hợp tương tự周尚 文(1856-1908) quê quán Minh Hương, Hội An Quảng Nam phải đọc là Châu Thượng Văn, trong khi người đương thời周 孟 偵(1862-1905) quê quán Mễ Sở, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên vẫn được đọc là Chu Mạnh Trinh.
Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh (72 Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) trước bàn thờ có khắc chạm 3 chữ Hán 潘 周 楨đọc theo âm Việt là Phan Chu Trinh. Nhưng như đă tŕnh bày ở trên th́ từ thời Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu, từ 周buộc phải phiên âm thành châu nên phải đọc thành Phan Châu Trinh (Qua trao đổi, Bà Lê Thị Kinh cháu ngoại cụ Phan cũng có ư kiến như vậy).
Như vậy có thể nói rằng, chỉ riêng chữ Hán周 đọc hay viết châu hay chu theo từng vùng địa lư như lâu nay vẫn gọi là điều có thể chấp nhận được, và ai cũng hiểu được là châu hay chu trong trường hợp này có cùng xuất xứ từ chữ周mà ra.
Nhưng vấn đề chính ở đây là lúc sinh thời cụ Phan Tây Hồ vẫn kư tên và viết là Phan Châu Trinh dưới tất cả các bài viết (theo lời Bà Lê Thị Kinh thừa tự của cụ Phan Châu Trinh), và khi cụ Phan Tây Hồ mất đa số các điếu văn, văn tế hay các phúng điếu trên báo chí lúc bây đều ghi tên cụ là Phan Châu Trinh. Năm 1956, khi có chủ trương Việt hóa tên các đường phố tại Đà Nẵng, Rue Marc Pourpe được đổi thành đường Phan Châu Trinh.
Vậy th́ ta nên tôn trọng và gọi đúng viết đúng. Đă đến lúc cần và nên thống nhất trong cách viết cách đọc là điều phải làm, đừng để gây sự ngộ nhận như trường hợp trong cùng một thành phố nhưng tồn tại một sự khác biệt, tên đường th́ Phan Chu Trinh mà tên trường đại học th́ Phan Châu Trinh. Có hay chăng nên dễ dăi là châu cũng được mà chu cũng được trong trường hợp này?
Lê Quang Thọ