Tạp bút
Những oái ăm ngược đời trong tiếng Việt.
Từ trái nghĩa là những từ có ư nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic. Trong tiếng Việt có các từ trái nghĩa với nhau như: Thắng - bại (thua). Điều hiển nhiên này ai cũng biết, thế nhưng trong trường hợp sau đây ngược lại hoàn toàn, hai từ này đồng nghĩa với nhau:
- Tối qua, trên sân Old Traford, đội bóng MU đă đá thắng đội Chelsea vợi tỉ số 3-0.
- Tối qua, trên sân Old Traford, đội bóng MU đă đá bại đội Chelsea với tỉ số 3-0.
Cả hai câu đều mang cùng nội dung diễn tả đội bóng MU đă chiến thắng đội Chelsea.
Tương tự ấm trái nghĩa với lạnh (rét) nhưng hai câu sau đây chứng minh điều này không đúng:
- Ngoài trời đang có gió mùa đông bắc rét lắm, ra đường nhớ mặc áo lạnh để giử ǵn sức khoẻ.
- Ngoài trời đang có gió mùa đông bắc rét lắm, ra đường nhớ mặc áo ấm để giử ǵn sức khoẻ.
Từ ấm và lạnh trong hai câu trên có cùng nghĩa diễn tả.
Điệp ngữ là lặp lại có ư thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ư, gây ấn tượng sâu sắc hoặc gợi những cảm xúc trong ḷng người. Nhưng trong các trường hợp sau đây lại không mang hàm ư đó mà ngược lại làm giảm đi:
Làm ơn đi nhanh lên!
Làm ơn đi nhanh nhanh lên!
Ly cà phê này màu đen c̣n ly cà phê kia chỉ có màu đen đen.
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động , trạng thái. Tính từ đen chỉ màu sắc nhưng không phải bất cứ cái ǵ con ǵ cũng có thể viết hay gọi là đen được mà phải thuộc ḷng bởi v́ đó là mặc định: Chó màu đen có thể gọi là con chó đen nhưng chuẩn mực hơn là con chó mực, mực màu xanh th́ gọi mực xanh nhưng mực đen th́ gọi là mực xạ hay mực tàu, mái tóc đen th́ gọi là mái tóc huyền, gà, mèo, ngựa, cũng vậy. Dù ta có thể viết hay nói con gà đen hay con mèo đen cũng hiểu được nhưng đây là những quy ước bất thành văn.
Đất tiếng thuần Việt và thổ tiếng thuần Hán nhưng có cùng nghĩa là đất và có thể dùng lẫn lộn trong ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết, thực tế đôi khi không phải vậy. Thử xem trường họp sau:
Sáng nay Công ty A đă làm lể động thổ xây dựng một chung cư cao cấp trên khu đất 30 ha ở quận Hoàng Mai. Dùng Lể động thổ không ai dùng Lể Động đất. Nhưng Tết đến nhà ai chơi lại gọi là “xông đất”.
Hẳn ai cũng biết tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.Tính từ đi sau thường nói lên tính chất gắn liền với danh từ đi trước ví dụ: cô gái đẹp, căn nhà xinh…những thực tế cũng không phải như vậy mà ngược lại hoàn toàn:
Bánh ḅ không phải làm bằng thịt ḅ, bánh tiêu nhưng không có tiêu mà có mè (vừng), bánh dày nhưng lại rất mỏng, bánh tét nhưng khó mà tét ra được v́ bó rất chặt, bánh ướt nhưng không ướt, cháo bánh canh nhưng không có bánh cũng không nhiều nước như canh…Trong ngôn ngữ Việt Nam, nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống ǵ cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn cưới, ăn giỗ, ... th́ có lư nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn diện, ăn đ̣n, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh ...
Trong tiếng Việt từ đảo dùng để chỉ một vùng đất hay đá nhô lên từ mặt biển thế nhưng từ ốc đảo th́ hoàn toàn khong dính dáng ǵ tới biển cả! Ngược nó được chỉ một vùng đất ở sa mạc toàn cát nhưng có cây và có nước. Đây là một cái bẩy cho những ai không nghiên cứu kĩ tiếng Việt v́ đă có người viết: “Sau nhưng đợt mưa triền miên, cả vùng quê ven sông trở thành một ốc đảo giữa một biển nước mênh mông”
Thật là quá rắc rối như câu nói:
Phong ba, băo táp không bằng ngữ pháp Việt nam
Thực sự không phải chỉ tiếng Việt mới có nhiều rắc rối thế đâu, mà trong các ngôn ngữ khác như tiếng Anh cũng có nhiều trường hợp oái ăm như tiếng Việt. Ta phải thuộc ḷng chứ không phải lúc nào cũng theo thông lệ như: Ví dụ khi viết số nhiều theo quy tắc ta thêm s đằng sau như: one dog-two dogs, nhưng nếu cứ vậy mà làm là đi đời ngay như: one child-two children, one goose-two geese rồi trường hợp one sheep-two sheep.
Hot dog không liên quan ǵ tới chó, Hamburger không có thịt heo.
“Đáo giang tuỳ khúc,
Nhập gia tuỳ tục”
Đành phải vậy thôi!
lêquangthọ.