Ngày 14 tháng 6 năm 2009. Nhân dịp Festival Nghề truyền thống Huế -2009. Làng Phước Tích, xă Phong Ḥa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, được Bộ Văn hóa-Thông tin-Du lịch công nhận là Di tích Kiến Trúc Nghệ thuật Quốc gia. 

 

        Năm 1972, khi ra Huế học, tôi có rất nhiều bạn bè quê ở Quảng Trị, một trong những người bạn đó là Nguyễn Khắc Phước. Mỗi khi có dịp là tôi lại về nhà Phước. Nhà Phước nằm phía bắc sông Thác Ma thuộc thôn Lương Điền xă Hải Sơn, huyện Hả Lăng, Quảng Trị nơi được xem là cuối ḍng Thác Ma, v́ xuống thêm một đoạn ngắn là ngả ba sông nơi hợp lưu với sông Ô lâu, và từ đây chảy đến Vân Tŕnh rồi đổ vào phá Tam Giang tại cửa Lác sông đă mang tên Ô Lâu. Chúng tôi hay xuống tắm ở bến Đ́nh bên ḍng Ô Lâu của làng Lương Điền, và ngôi làng bên kia sông chính là làng Phước Tích thuộc xă Phong Ḥa hụyên Phong Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế.

        Tôi học Ban Việt-Hán đại học Văn Khoa Huế, một trong các hoạt động ngoại khóa là đi thu thập các tài liệu về câu đối, hoành phi, hay gia phả các ḍng họ nổi tiếng của Thừa Thiên- Huế qua các giai đoạn để làm tiểu luận. Nên đă nhiều lần đến Phước Tích. Nhưng ngày đó đi lại rất khó khăn, muốn về Phước Tích phải đón xe ra Mỹ Chánh rồi đi bộ về, hay đón xe chạy từ Huế về Ưu Điềm, Vân Tŕnh.Thêm vào đó t́nh h́nh an ninh bất ổn nên chỉ vào kỳ nghỉ hè chúng tôi rủ nhau đi du khảo mới có dịp về Phước Tích. 

        Có một điều kỳ thú nếu không nói là trái khóay là mặc dầu Phước tích thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng muốn đến  đó ta phải đi qua  địa phận tỉnh Quảng Trị mới đến được Phước Tích. Theo quốc lộ 1A ra phía bắc khoảng 38 Km là đến phía nam cầu Mỹ Chánh, Xă Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị,…Tại đây có một ngôi chợ tấp nập nằm ven sông bên cạnh con đường dẫn về đến các địa danh như Ưu Điềm, Vân Tŕnh. Đi dọc theo con đường rợp bóng cây nầy chừng 1km, qua cầu Phước Tích là ta lại đi vào địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.

        Phước Tích gắn liền với sông Ô Lâu, v́ con sông này chảy quanh ngôi làng cổ như h́nh cái móng ngựa. Cho nên có thể nói  ¾ chu vi của Phước Tích là sông nước. Và cũng chính con sông này đă mang không biết bao nhiêu là đất đai của làng Hội Kỳ bên kia sông để bồi đắp cho ngôi làng ngày càng thêm bền vững.  Ngày trước cũng giống như Phước Tích bên kia sông. Bên này sông  là làng Hội Kỳ, xă Hải Chánh, Quảng Trị cũng có có một con đường rợp bóng tre với những cây đa, bến nước. Th́ nay con đường ven sông của làng Hội Kỳ có nhiều chổ đă biến mất do ḍng Ô Lâu xâm thực. Bên lở bên bồi theo ḍng chảy. 

        Ngược thời gian trở về quá khứ,

        Sau cuộc b́nh Chiêm thành công, và nằm trong chiến lược  di dân mở mang bờ cỏi vào vùng Thuận Quảng của vua Lê Thánh Tông vào những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ XV. Làng Phước Tích 福積 được h́nh thành. Nên vẫn c̣n  đó nhiều vết tích Chăm ở vùng đất này. Như miếu Quang Tế thờ cúng các Linga và Yoni. Và mới đây, năm 2006 trên nền một ngôi miếu cổ đổ nát người ta t́m được một Linga khá rơ nét. Thuở sơ khai, vào thời Hồng Đức làng có tên Phước Giang 福江 (Cồn Dương), đến thời Tây Sơn th́ có tên Hoàng Giang堭江 và đến triều Nguyễn th́ đổi thành Phước tích cho đến ngày nay. Làng có ba thôn: Thượng Ḥa (xóm ng̣ai), Trung Ḥa (xóm giữa), và Hạ Ḥa (xóm dưới).

  

        Qua khỏi dốc cầu Phước Tích, rẻ phải, đi dọc theo con đường bê tông chạy  men sông là ta đi vào làng Phước Tích. Cái ấn tượng đầu tiên khi đến ngôi làng này đó là sự yên lặng, yên lặng đến tĩnh mịch. Tất cả âm thanh như lắng đọng. Cái ấn tượng thứ hai là sự sạch sẽ, con đường làng không hề thấy một băi phân súc vật, điều mà có thể bắt gặp trên mọi con đường thôn quê ở đây. Điều thứ ba có thể nhận ra rất rơ, là khắp làng không hề có một công tŕnh bê tông kiên cố nào ng̣ai con đường chạy ṿng quanh làng và các ngơ xóm.

        Ta biết làng được bao bọc bởi sông nước nên quanh làng có đến 12 bến nước, nhưng ṭan được xây dựng một cách thô sơ như thuở ban đầu khai khẩn. Mỗi bến nước lại có một tên riêng như bến Đ́nh v́ gần đó là ngôi đ́nh làng, hoặc bến Cây Thị v́ ở đây có cây thị cổ thụ vốn được trồng từ thời mới dựng làng. Và đây vẫn c̣n một ngôi miếu khá nguyên vẹn, ngôi miếu này được xây dựng vào năm 1881 dưới triều vua Tự Đức.

        Quanh làng đâu cũng thấy những hàng chè tàu được cắt xén cẩn thận, những sân vườn tĩnh lặng, xanh muợt mà. Đây là nhà vườn kiểu Huế nên trong vườn trồng khá nhiều cây ăn quả b́nh dân như cau, vă, khế, bưởi... Vốn gốc làng Việt cổ, vườn nhà này ngăn cách nhà kia chỉ bằng hàng chè tàu hay một hàng cau chớ không hề xuất hiện một loại công tŕnh kiên cố nào. Chính điều này làm không gian ở đây thoáng hơn không bị chia cắt và trong đó c̣n hàm mang triết lư “Bà con xa thua láng giềng gần”.

        Nhờ đựợc sông nước bao quanh cộng với các đường làng ngơ xóm rợp bóng cây, nên ở đây rất thoáng mát, dù bây giờ là tháng sáu, tháng của gió tây nam (dân ở đây gọi là gió lào), bên Hải Sơn hay Hải Chánh luôn ảnh hưởng  những đợt nắng nóng th́ ở đây có vẻ dịu bớt đi phần nào cái oi bức.

        Tuy ngay cổng vào làng có dựng một paneaux khá hoành tráng giới thiệu vị trí các ngôi nhà cố. Nhưng khó mà đi cho hết những ngôi nhà rường được giới thiệu trong thời gian ngắn, bởi quanh đây quá vắng lặng, khó t́m được người để hỏi thăm, nếu đi riêng rẻ, và đi ban ngày.

        Nét chung về Nhà cổ ở Phước Tích, đa số được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của miền Trung, nghĩa là nhà rường ba gian hai chái, hay một gian hai chái, với cánh cửa bức bàn, thềm cao, và được lợp bằng ngói có tên là ngói liệt. Nhà nào cũng có sân trước khá rộng lót gạch đỏ. Và cái chung tiêu biểu ở đây là hàng rào cùng các bức b́nh phong bằng cây chè tàu che khuất mặt người theo phong tục cổ xưa là ngăn chặn mọi điều xấu vào nhà.

        Tính đến nay, ngôi làng có thời gian tồn tại đă gần 5 thế kỷ, nên những ngôi nhà rường ở đây được đánh giá là cực kỳ quư hiếm. Tuy nhiên, không chỉ ở Phước Tích, mà ở Lương Điền, Hội Kỳ những làng bên kia sông Ô Lâu tôi cũng nh́n thấy rất nhiều ngôi nhà xưa có niên đại từ hai trăm năm trở lên, nhưng những ngôi nhà nầy đă có nhiều thay đổi về cấu h́nh cũng như vật liệu xây dựng. Chỉ riêng ở Phước Tích tất cả hầu như c̣n nguyên vẹn. Và tất cả những ngôi nhà này có đặc điểm chung là rất vắng lặng.

        Ta nên biết sau Đường Lâm, Hà Nội th́ Phước tích là ngôi làng cổ thứ hai vừa được Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch công bố quyết định công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia vào dịp Festival Nghề truyền thống Huế - 2009 (12-14 tháng 6 năm 2009). Sau một thời gian dài kể từ tháng 4/2003, khi KTS Hoàng Đạo Kính trong một chuyến điền dă đă phát hiện ra ngôi làng cổ ven sông này.

        Sự phát hiện về ngôi làng cổ Phước Tích được giới chuyên môn đánh giá là sánh bằng phát hiện khu phố cổ Hội An vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Và đây là bước ngoặt quan trọng cho số phận của ngôi làng đă có từ hàng trăm năm nay đến với công chúng, bạn bè năm châu. Niềm tự hào về kiến trúc cổ của dân tộc c̣n tồn tại sau bao cuộc bể dâu, thăng trầm. MiềnTrung nơi có khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, thất thường, lắm nhiều thiên tai...và nơi đây từng là vùng chiến sự ác liệt nhất trong chiến tranh. Thế mà điều ḱ diệu đă xảy ra, tất cả tác nhân phá hoại đó theo thời gian đă tránh xa, không làm ảnh hưởng mấy đến các công tŕnh để hôm nay thế hệ chúng ta c̣n được nh́n được, và sờ tận tay cái di sản vô cùng quư báu của người xưa  để lạ

        Ngay với tôi tuy có rất nhiều thuận lợi để đến với Phước Tích, thế nhưng từ năm 2005  mang căn bệnh với cái chết đến bất cứ lúc nào. Nên tôi không thể đến với Phước Tích. Măi đến hôm nay nhân sự kiện quan trọng của ngôi làng, tôi mới có cơ hội quay lại. Và chỉ với 3 ngày ngắn ngủi với vùng quê này, tôi cũng chỉ “cởi ngựa xem hoa” mà thôi.

        Nếu Hội An sau phát hiện đă trở thành một nơi nhộn nhịp được nhiều người biết đến, rồi được công nhận  là Di sản thế giới. Th́ sự phát hiện về Phước Tích tuy có chậm cũng c̣n hơn không. Hiện đă và đang được đánh giá đầy tiềm năng du lịch, một địa chỉ văn hóa c̣n mang nét kiến trúc xa xưa trong một không gian ḥai cổ và qua một thời gian dài c̣n chưa bị đô thị hóa, và nhất là một môi trường sống đậm màu thiên nhiên thân thiện. Có được chăng một cuộc trở ḿnh cùng đất nước?

        Đó là mơ ước của dân làng Phước Tích bây giờ, hậu duệ  mười hai ḍng họ của ngài thần hoàng khai canh và bổn nghệ.

        Điều này cần có thời gian, bởi Hội An là đô thị cổ, c̣n Phước Tích chỉ là một làng cổ mà thôi.

Trưa gió lào,Trắm Trà Lộc, Hải Lăng, Quảng Trị.

lequangtho