TỔNG QUAN VỀ TẬP TỤC VÀ
LỄ HỘI DÂN GIAN ĐẤT QUẢNG
Những yếu tố lịch sử và địa-chính trị liên quan đến sự h́nh thành tập tục và lễ hội đất Quảng
Năm 1306, đời nhà Trần, công chúa Huyền Trân nước non ngh́n dặm nam chinh, đẩy lùi biên giới Việt-Chiêm tới tận bờ bắc Thu Bồn. Năm 1307, vua Trần chính thức nhận bàn giao châu Ô, châu Rí và đổi thành châu Thuận, châu Hoá. Thế nhưng sau đó hàng thế kỷ, lănh thổ Amaravati vẫn chưa thuộc quyền lực nhà nước Đại Việt về phương diện hành chính công quyền cũng như trên lĩnh vực bang giao quốc tế. Năm 1403, qua thương thuyết với triều đ́nh Chăm-pa, nhà Hồ mới tiếp quản thêm vùng đất Chiêm động và Cổ Luỹ động phía nam sông Thu Bồn, chia thành bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đặt lộ Thăng Hoa thống lĩnh cả bốn châu này, rồi cử Nguyễn Cảnh Chân vào làm An phủ sứ trông coi việc b́nh định và khai khẩn. Trong sách Việt sử tiêu án viết giữa thế kỷ XVIII, Ngọ Phong Ngô Thời Sĩ có đoạn bàn về bối cảnh chính trị của lộ Thăng Hoa hồi ấy: “(Hồ Quư Ly) lấy các người không có ruộng mà có tiền của dời vào ở Thăng Hoa, chọn đất mà cho ở, (buộc) thích hai chữ tên châu ḿnh ở vào hai cánh tay làm dấu ghi. Lúc bấy giờ nước Chiêm Thành dâng đất, nhưng đất trống không có dân, nên phải di dân vào ở đó”1. Sở dĩ Hồ Quư Ly lệnh cho các lưu dân này xăm chữ vào người - điều mà trước đây chỉ áp dụng đối với phạm nhân - là để cho họ không c̣n có thể dễ dàng quay lại phía bắc khi gặp khó khăn như vẫn thường xảy ra trong quá khứ. Có thể nói măi đến đầu thế kỷ XV, đời nhà Hồ, người Việt mới bắt đầu có ư thức trấn giữ và mở rộng - mở rộng để trấn giữ, trấn giữ để mở rộng - miền biên giới xa xôi này. Năm 1405, Hồ Quư Ly ban cho Nguyễn Ngạn Quang vừa được triều đ́nh phái vào lộ Thăng Hoa làm Tuyên phủ sứ một bài thơ luật mở đầu bằng câu “Biên quận thừa tuyên tư tráng chí”. Nuôi chí mạnh để trấn trị biên cương rơ ràng là đ̣i hỏi chung của lịch sử đối với người Quảng trong giai đoạn hơn bốn trăm năm đầu khai sơn phá thạch. Suốt hơn bốn thế kỷ, bao thế hệ tiên dân xứ Quảng từng đem hết sức ḿnh bám trụ giữ đất, và dẫu tự giác hay không, họ cũng xác định phải gắn bó lâu dài với vùng đất mới - không chỉ gắn bó khi vật lộn với gian nan để sống mà gắn bó cả khi nhắm mắt xuôi tay giă biệt cuộc đời. Ư thức gắn bó ấy dường như phảng phất trong câu ca dân gian: “Ngó lên Ḥn Kẽm Đá Dừng - Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi - Thương cha nhớ mẹ thời về - Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thời đừng”. Đương nhiên trụ bám ở nơi là đất ky-mi giành đi giật lại, các thế hệ tiên dân xứ Quảng không thể không bị ám ảnh về biên thuỳ, về phên giậu đất nước. Với họ, đây là giang sơn Đại Việt vừa thành quê hương mới, đồng thời là xứ Amaravati từng thuộc sở hữu một lân bang. Đó là chưa kể “vào buổi đầu, khi mới nhập tịch Việt Nam, Đà Nẵng và vùng bắc Quảng Nam ngày nay tuy đă được xem là đất Việt, nhưng lại bị đèo Hải Vân hiểm trở ngăn cách với phần đất liên lạc của chính quốc khiến trở thành lẻ loi, khó bảo vệ và khai phá. Ảnh hưởng của Chiêm Thành hăy c̣n mạnh lắm (...) ảnh hưởng này mạnh mẽ cho tới nỗi trong cuộc b́nh Chiêm vĩ đại năm 1471, quân của Lê Thánh Tông đă chạm địch ngay khi vượt qua đèo Hải Vân, đến cửa Câu Đê thuộc vịnh Đà Nẵng. Phải từ sau cuộc viễn chinh này, Quảng Nam mới thật sự ở trong tay khai phá của người Việt”2. Cuộc b́nh Chiêm năm 1471 của Lê Thánh Tông vừa tiếp tục khẳng định ư thức mở rộng - trấn giữ manh nha từ thời Hồ Quư Ly, vừa thể hiện khả năng trấn giữ - mở rộng lâu dài.
Tên gọi Quảng Nam với hàm ư mở rộng biên cương tổ quốc về phương Nam xuất hiện sau khi Lê Thánh Tông b́nh Chiêm thắng lợi: đạo thừa tuyên Quảng Nam trở thành đạo thứ mười ba của Đại Việt. Từ lâu phương Nam vẫn là một vết hằn rất sâu trong tư duy người Việt. Chẳng thế mà người Việt một mặt rất dị ứng với những tên gọi An Nam, Nam Man, Nam hải, Nam quan, Nam Sa... mặt khác lại tự hào khẳng định chúng, chẳng hạn như Lư Nam đế, Nam Việt vương, Nam ông mộng lục, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, “Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”, nước Việt Nam rồi nước Đại Nam, đạo thừa tuyên Quảng Nam... và luôn có ư thức mở đường nam tiến... Tuy nhiên, nam tiến với tư cách là sự lựa chọn chính trị chỉ thực sự được khẳng định khi người Việt đứng chân vững vàng trên đất Quảng. Bản thân tên gọi Quảng Nam từng làm cho người Quảng xưa, trước hết là các tướng lĩnh như Phạm Nhữ Tăng, Lê Tấn Trung... cùng khoảng năm ngàn binh lính trong đạo quân b́nh Chiêm của Lê Thánh Tông lưu lại xứ Quảng lập nghiệp sau chiến tranh, cũng như những lưu dân theo chân Nguyễn Hoàng vào xứ Quảng sinh cơ lập nghiệp, sớm ư thức được trách nhiệm của ḿnh trong việc tiên phong mở rộng bờ cơi về phương nam. Năm 1602, Nguyễn Hoàng lập dinh Quảng Nam, phái con trai là Nguyễn Phước Nguyên vào nhậm chức Trấn thủ. Ông c̣n cho lập tại làng Thanh Chiêm một trung tâm chính trị quan trọng là Dinh Trấn Quảng Nam (trước đó được đặt tại thành Xuân Quang thuộc địa phận Quảng Ngăi bây giờ). Sau hơn bốn mươi năm kể từ ngày vào Thuận Hoá mong t́m chốn nương thân (theo lời khuyên tương truyền là của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” - một dăy Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời), lúc này đây, được thôi thúc bởi xứ Quảng, thôi thúc tới mức từng có ư định thiên đô hẳn về phía nam Hải Vân - “đất yết hầu của miền Thuận-Quảng”, Nguyễn Hoàng mới khởi sự nung nấu quyết tâm xây dựng một giang sơn riêng3, thậm chí như quan điểm có phần cường điệu của Li Tana là một nước Đại Việt thứ hai 4. Từ đó xứ Quảng trở thành bàn đạp vững chắc đối với cuộc hành tŕnh nam tiến lâu dài của quốc gia Đại Việt. Suốt mấy trăm năm ṛng ră mở rộng giang sơn về phương Nam không phải bằng chiến tích mang gươm đi mở cơi mà chủ yếu bằng ư chí bền bỉ vác cày đi mở đất, một bộ phận tiên dân xứ Quảng trước đây lại trở thành ṇng cốt trong những người Việt vào khẩn đất lập làng ở Nam Bộ. Khả năng hội nhập với cộng đồng cư dân Chăm bản địa xưa kia đă giúp họ mau chóng thích nghi với đồng bằng Cửu Long - gần như là một thế giới văn hoá khác với vùng Quảng Nam quê cũ, đồng thời chính khả năng hội nhập này cũng trở thành một nét nổi trội trong văn hoá đất Quảng nói chung và trong tập tục, lễ hội dân gian đất Quảng nói riêng. Cũng cần nói thêm rằng qua hơn bốn trăm năm vừa bám trụ giữ đất vừa góp phần mở cơi về phương nam, di sản tinh thần mà tiên dân xứ Quảng truyền lại cho đời sau không chỉ là những tố chất về chính trị như ư thức gánh vác đại cuộc, t́nh cảm gắn bó với quê hương mới, sự nhạy cảm về vấn đề biên cương tổ quốc... mà c̣n là một số hạn chế trong tư duy chính trị, chẳng hạn như thái độ phân biệt đối xử với dân ngụ cư ở làng ḿnh. Người Quảng vào đây khẩn đất lập làng, nhiều việc phải bắt đầu từ số không tay trắng, do vậy rất coi trọng công lao các bậc tiên hiền khai sơn phá thạch. Đ́nh làng là nơi cả làng tôn vinh các bậc tiên hiền chung của làng. Nhà thờ tộc là nơi con cháu tôn vinh bậc tiên hiền riêng của mỗi ḍng họ. Điều đó vừa tạo nên ư thức tự hào về truyền thống làng xă/tộc họ và sự cố kết cộng đồng rất đáng trân trọng, vừa h́nh thành thái độ phân biệt đối xử với dân ngụ cư cùng sống trong làng - biểu hiện rơ nhất của tư tưởng cục bộ địa phương, và đương nhiên cả hai phương diện ấy đều được thể hiện trong tập tục, lễ hội dân gian đất Quảng.
Con đường văn hoá phương Tây thâm nhập/tác động đến văn hoá đất Quảng nói chung và tập tục, lễ hội dân gian đất Quảng nói riêng có phần khác với con đường thâm nhập/tác động của văn hoá Chăm. Ngày mồng 1 tháng 9 năm 1858, tiếng đại bác trên pháo hạm của quân đội tư sản Tây phương nổ rền ở cửa biển Đà Nẵng, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đương nhiên đây không phải lần đầu dân Quảng đối mặt với súng đạn và tàu chiến phương Tây. Hàng chục năm qua, người Quảng phải thường xuyên hứng chịu áp lực của nền-ngoại-giao-pháo-hạm. Rất nhiều lần tàu chiến phương Tây nổ súng gây hấn ở cửa biển này... Và giờ đây, sự xếp đặt t́nh cờ của lịch sử lại tạo thời cơ để người Quảng - từ bậc tướng lĩnh chỉ huy cho tới những thường dân hai sương một nắng lam lũ làm ăn - có thể thay mặt cả nước và cùng cả nước gánh vác trách nhiệm đánh Pháp trận đầu trên đất quê hương. Đây là lúc lịch sử đ̣i hỏi người Quảng phải có ḷng dũng cảm và đức hy sinh - ḷng dũng cảm để đủ sức đương đầu với sức mạnh vũ khí phương Tây ở một chiến trường được xem là mục tiêu quân sự hàng đầu của quân viễn chinh xâm lược, c̣n đức hy sinh để có thể sẵn sàng chấp nhận dấn thân vào cuộc đối đầu ghê gớm ấy. Ḷng dũng cảm và đức hy sinh của người Quảng được bộc lộ rơ nét trong cuộc chiến tranh này. Dưới quyền chỉ huy của Lê Đ́nh Lư rồi Nguyễn Tri Phương, người Quảng đă cùng quan quân triều đ́nh dốc sức xây đồn đắp luỹ, lập pḥng tuyến chống giặc, thực hiện vườn không nhà trống, cầm chân được quân thù, làm nên trận thắng trước nhất trong kháng chiến chống Pháp thế kỷ XIX. Ngay sau khi quân Pháp triệt thoái khỏi Đà Nẵng, vua Tự Đức xuống chiếu động viên nhân dân: “Ḷng can đảm và sự hy sinh của tướng sĩ ta đă chiến thắng vẻ vang quân Tây Dương. Nên lợi dụng những thắng lợi đó để làm cho quân địch vô phương, ngơ hầu đem lại thái b́nh và an ninh cho xứ sở, v́ phúc lợi tối thượng của thần dân trung thành của trẫm. Đó là niềm mong ước thiết tha nhất của trẫm. Khâm thử” 5. Niềm mong ước của Tự Đức dẫu thiết tha đến đâu cũng không thể thành hiện thực: hơn hai năm sau ngày Pháp thôi xem Đà Nẵng là mục tiêu chiến lược để giải quyết các vấn đề chính trị, thương mại, tôn giáo liên quan đến Việt Nam, triều đ́nh Huế buộc phải kư Hiệp ước Hoà b́nh và Hữu nghị 1862 (thường gọi là Hoà ước Nhâm Tuất), trong đó có điều khoản quy định thương nhân Pháp - Y pha nho được ra vào buôn bán ở cửa biển Đà Nẵng. Rơ ràng những ǵ Pháp không đạt nổi trên chiến trường 1858 - 1860 th́ nay họ cố đạt cho kỳ được tại bàn hội nghị 1862: tạo cơ hội đứng chân nơi đầu cầu Đà Nẵng - cửa ngơ nối liền kinh thành Huế. Và cũng chính v́ thế mà cuối cùng xứ Quảng cũng như cả nước đành phải đắm ch́m trong bóng đêm nô lệ suốt mấy mươi năm. Ngày 18 tháng 8 năm 1883, Nguyễn Thành Ư và Phạm Như Xương là hai người Quảng được tận mắt chứng kiến giang sơn chuyển từ giai đoạn mất đất sang thời kỳ mất nước. Khi Phó đô đốc Courbet - tư lệnh Hạm đội Bắc Kỳ của Pháp - dàn tàu chiến trước cửa Thuận An đưa tối hậu thư đ̣i quan quân triều đ́nh phải giao nộp pháo đài bất chấp việc linh cữu vua Tự Đức vẫn đương quàn tại điện Càn Thành, vua Hiệp Hoà đă cử Nguyễn Thành Ư (nguyên lănh sự đầu tiên của nước Đại Nam tại Nam Kỳ thuộc Pháp) làm trưởng phái đoàn, cùng Trần Thúc Nhẫn và người đồng hương Phạm Như Xương ngồi trên thuyền con tiến ra khơi cửa Thuận giữa tiếng súng thù hoà với tiếng sóng gầm dữ dội, những mong làm tṛn sứ mạng vừa được triều đ́nh giao phó là t́m Courbet để xin thương thuyết6. Tất nhiên cuộc thương thuyết ấy không thành và cái ǵ đến đă đến: ngày 25 tháng 8 năm 1883, Hiệp ước Harmand được kư kết với nội dung bao trùm là triều đ́nh Huế thừa nhận và chấp nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, thừa nhận và chấp nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Với Hiệp ước Harmand, lịch sử nước ta bước sang một trang mới: những thập niên Đại Nam mất nước. Riêng với xứ Quảng, vào ngày mồng 3 tháng 10 năm 1888, Đồng Khánh đă kư dụ chính thức giao Đà Nẵng cho Pháp làm nhượng địa. Thật ra ngay sau Hiệp ước Harmand, viên sĩ quan hải quân Pierre Loti đă dẫn mấy lính Pháp vào tiếp quản thành phố bên bờ sông Hàn từ tay chánh sứ Nha Hải pḥng Đà Nẵng. Có lẽ câu ca dân gian “Đứng bên ni Hàn ngó qua bên tê Hà Thân nước xanh như tàu lá, đứng bên tê Hà Thân ngó về Hàn phố xá nghênh ngang...” ra đời ở thời điểm này, và thái độ chính trị của người Đà Nẵng đương thời đă bộc lộ qua cái nh́n thiếu thiện cảm đối với những ǵ liên quan tới kẻ thù... Đây cũng chính là thái độ tự vệ về văn hoá của người Quảng trong buổi đầu tiếp cận văn hoá Pháp và tất nhiên cũng chỉ là thái độ ở buổi đầu, bởi tinh thần khoan dung về văn hoá luôn là phẩm chất mà người Quảng từng được tôi rèn suốt mấy trăm năm...
Những tưởng lịch sử khó có thể lặp lại, thế nhưng đầu năm 1965, với sự kiện quân viễn chinh Mỹ đổ bộ trước tiên vào Đà Nẵng, bắt đầu quá tŕnh can thiệp trực tiếp bằng quân sự vào chiến trường miền Nam Việt Nam, đất Quảng một lần nữa lại trở thành nơi chạm trán giữa dân tộc ta với thế lực đế quốc chủ nghĩa - suốt mười năm. Ngày mồng 8 tháng 2, một tiểu đoàn tên lửa của thuỷ quân lục chiến Mỹ tới Phước Tường. Sáng ngày mồng 8 tháng 3, đại đội đầu tiên của Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn 9 thuỷ quân lục chiến Mỹ với xe tăng, đại bác tự hành đổ bộ lên băi biển Phú Lộc và ngay chiều hôm đó, Tiểu đoàn 2 của cùng lữ đoàn này cũng được không vận từ căn cứ quân sự Okinawa bên Nhật Bản đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Ngày mồng 7 tháng 5, Lữ đoàn 3 thuỷ quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Chu Lai... Phát huy truyền thống của cuộc chiến tranh hai năm 1858-1860, người Quảng thời chống Mỹ đă không ngừng tôi luyện thử thách để có thể b́nh tĩnh chủ động t́m ra lời đáp cho nhiều vấn đề sinh tử, để có thể anh dũng trụ bám quê hương, một tấc không đi một ly không rời, sẵn sàng hy sinh tất cả v́ độc lập tự do của tổ quốc. “Sống th́ sống trên đất Hoà Hải - Chết cũng chết trên đất Hoà Hải, một góc giang san mà Đảng đă giao cho trụ bám” không chỉ là lời thề viết bằng máu của riêng người Hoà Hải mà c̣n là lời thề của chung người Quảng lúc này. Ư chí bám trụ giữ đất trải qua nhiều thế hệ người Quảng khởi đầu từ những tiên dân thích vào cánh tay hai chữ “Thăng châu” hoặc “Hoa châu”, giờ đây mang một sắc thái mới. Ấy là v́ kẻ thù hôm nay cố t́nh dùng đủ cách xoá trắng tất cả, tiêu diệt cho bằng hết mọi sự sống của vùng quê này. Phải gan dạ cộng với khôn ngoan, người Quảng thời chống Mỹ mới có thể trụ bám được trên mảnh đất mà chỉ thoáng thấy một nhánh lá, dẫu chỉ là nhánh lá cháy khô, máy bay Mỹ đă tức khắc xúm lại, tức th́ ập tới, bởi trong mắt bọn xâm lược, nhánh lá khô ấy rất có thể vẫn che giấu một căn hầm... Và không chỉ có khả năng trụ bám, người Quảng thời chống Mỹ c̣n thể hiện khả năng tiếp biến văn hoá Mỹ, trước hết và chủ yếu là về ngôn ngữ, thể hiện qua xu hướng phổ cập Anh ngữ: từ thập niên 60 của thế kỷ XX, Đà Nẵng đă sớm trở thành một trong những trung tâm dạy-học tiếng Anh của đất nước, và tất nhiên qua đó cũng phần nào tiếp cận được với văn hoá Mỹ. Sở dĩ nói trước hết và chủ yếu là về ngôn ngữ bởi v́ thực ra so với người Pháp th́ thời gian người Mỹ hiện diện ở đất Quảng không nhiều, chưa đủ để văn hoá Mỹ thâm nhập sâu sắc vào lối sống của cư dân bản địa.
Tóm lại khi chuyển cư vào lập nghiệp nơi đất Quảng xa xăm, mỗi lưu dân Quảng Nam đều mang trong ḿnh chút lưng vốn về tập tục và lễ hội dân gian của cả dân tộc, bởi họ xa rời nguyên quán gốc rễ nhưng không hề đoạn tuyệt với quá khứ cội nguồn, không hề xem quá khứ là dĩ văng. Rồi theo ḍng chảy không ngừng không nghỉ của lịch sử quảng-nam-mở-cơi, người Quảng đă tiếp cận/tiếp biến văn hoá Chăm và văn hoá phương tây theo nhiều con đường khác nhau, ở nhiều mức độ khác nhau, qua đó đă tạo nên những nét đặc sắc riêng có trong tập tục và lễ hội dân gian vùng đất này.
T́nh h́nh sưu tầm, nghiên cứu về tập tục và lễ hội dân gian đất Quảng
Trước tác chữ Hán sớm nhất đề cập về phong tục đất Quảng - đương thời chỉ có mỗi huyện Điện Bàn - có lẽ là cuốn Ô châu cận lục do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, với đoạn văn ngắn sau đây: “Đất đai liền với phương Nam, cương giới bên ngoài châu Ô. Dân lấy thóc làm giàu, nhà nông dùng trâu đạp lúa. Xe tiện chuyên chở đường bộ, ghe thuyền thuận lợi đường sông. Vườn Mạc Xuyên trồng lắm hoa hồng, người Lang Châu dệt nhiều lụa trắng. Làng Hoá Khuê, Cẩm Lệ trồng cọc gỗ để ngăn cá sấu; làng Lỗi Sơn, Chiêm Sơn dựng rào gỗ để pḥng cọp dữ. Phụ nữ mặc quần vải Chiêm, đàn ông tay cầm quạt Tàu. Phân biệt sang hèn, chén bát không vẽ rồng th́ phượng; thứ bậc tôn ty, áo quần không màu tía th́ điều. Phong tục Điện Bàn hậu nhiều bạc ít như thế”7. Đặc biệt từ đầu thế kỷ XX đến nay, có nhiều công tŕnh sưu tầm, nghiên cứu về tập tục và lễ hội dân gian đất Quảng bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ được công bố. Ngay từ năm 1909, các tác giả sách Đại Nam nhất thống chí cũng từng viết một đoạn văn rất chi là hàm súc chỉ hơn mười ḍng đă thâu tóm cả phong tục tỉnh Quảng Nam: “Đàn ông lo việc cày ruộng trồng dâu, đàn bà chuyên nghề nuôi tằm dệt cửi; núi sông thanh tú cho nên nhiều người có tư chất thông minh dễ học. Sĩ phu có khí tiết cứng cỏi bạo nói, nhưng v́ thổ lực không hậu và thế nước chảy gấp, nên tính người hay nóng nảy ít trầm tĩnh, duy có người nào học vấn uyên thâm mới không bị phong khí ràng buộc. C̣n như tiết lễ trong dân gian, th́ ngày nguyên đán, tự tiên, đoan dương, giỗ tổ, xuân thu tế thần, tam nguyên cúng Phật, tháng chạp tảo mộ, buổi trừ tịch dựng nêu th́ giống như ở Thừa Thiên. Duy có việc hiếu hỉ văng lai, vẫn giữ nếp xưa, lễ cầu phúc hay tạ thần có ca xướng không sợ phí tổn. Dâu gai tơ bông, địa lợi vẫn nhiều; sa lănh trừu lụa, công tác tinh xảo; phục dụng ưa trang sức, nhà cửa thích trang hoàng. Phủ Điện Bàn đất tốt, phong tục xa xỉ văn hoa, phủ Thăng B́nh đất xấu giữ tục cần kiệm chất phác, như thế cũng do địa khí gây nên. C̣n tiếng nói b́nh dị rơ ràng, so với các tỉnh th́ đây vừa thích trung, tuy ở Kinh sư cũng lấy tiếng Quảng Nam làm chính”8.
Đồng Khánh dư địa chí9 có đoạn khái quát phong tục cả tỉnh Quảng Nam: “Đại để hạng thân sĩ khá trọng danh dự đạo nghĩa mà hào hiệp chuộng khí tiết. C̣n dân chúng, miền thượng du làm nghề đốt than đốn củi, dân ven biển th́ làm nghề đánh cá và buôn bán. C̣n lại th́ đều làm ruộng, dệt vải, trồng cây, chuyên việc nông tang. Thợ mộc và các nghề thợ vặt th́ mười phần chỉ một hai phần ở lại làm nghề tại quê quán mà thôi. Phong tục tiết kiệm, phần nhiều đều ở thôn quê, sống đơn giản và ít học. C̣n như việc cưới xin, tang ma, cúng tế, hội họp ăn uống th́ theo phong tục chung c̣n giữ được nghi lễ. Cả sáu huyện đại để đều như thế”. Điểm đáng chú ư trong Đồng Khánh dư địa chí là đă bắt đầu xem việc người dân theo Thiên chúa giáo như một bộ phận của văn hoá đất Quảng và như một nét mới trong phong tục người Quảng. Nói chung những thông tin về tập tục và lễ hội dân gian đất Quảng trong các trước tác chữ Hán đều mang tính khái quát cao khác với nhiều trước tác chữ quốc ngữ sau này có xu hướng nghiên cứu theo từng lĩnh vực hẹp như tục thờ cá voi, lễ hội cầu ngư, lễ hội mục đồng, múa bả trạo, chơi bài cḥi... Điều này có nguyên nhân là tập tục và lễ hội dân gian đất Quảng trong các trước tác chữ Hán chỉ là một trong nhiều nội dung nghiên cứu mang tính chất địa chí. Măi cho đến năm 2004, Sở Văn hoá-thông tin tỉnh Quảng Nam mới cho xuất bản cuốn sách Phong tục-tập quán-lễ hội Quảng Nam do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hồng biên soạn10. Có thể nói đây là một công tŕnh khảo cứu chuyên sâu nhất hiện nay về tập tục và lễ hội dân gian đất Quảng gồm năm chương, trong đó tác giả dành trọn chương hai để tổng quan về phong tục tập quán và lễ hội các dân tộc ở Quảng Nam. Tất nhiên hạn chế dễ nhận thấy của công tŕnh này là chỉ bàn về tập tục và lễ hội dân gian trên địa bàn tỉnh Quảng Nam sau 1997 (chẳng hạn không hề đề cập một số lễ hội một thời vang bóng ở đất Quảng nói chung, ở địa bàn thành phố Đà Nẵng sau 1997 nói riêng, như lễ hội mục đồng làng Phong Lệ, đấu vật làng Giáng Đông...).
Những nét riêng trong tập tục và lễ hội dân gian đất Quảng
Nghiên cứu tập tục và lễ hội dân gian đất Quảng, có thể thấy tinh thần khoan dung về văn hoá của người Quảng. Tinh thần khoan dung về văn hoá của người Quảng thể hiện trong tập tục đă được tác giả Ô châu cận lục ghi nhận từ giữa thế kỷ XVI: “Phụ nữ mặc quần vải Chiêm, đàn ông tay cầm quạt Tàu”. Tục cúng đất - hay là cúng tá thổ - mỗi năm một lần, lễ vật dâng cúng gồm toàn món ăn đặc trưng Chiêm Thành, thể hiện cách ứng xử khôn ngoan nhạy cảm và sự khiêm nhường của người Quảng xưa tự nhận ḿnh chỉ là người tá thổ - mượn đất, tức không hề quên đây nguyên là đất Champa. Có thể nói đây là một tập tục độc đáo của người Quảng xưa trong quá tŕnh quảng-nam-mở-cơi, vừa đậm đà màu sắc tâm linh thành kính và thấm đẫm chất chính trị vừa mang đậm dấu ấn tâm lư của những người mới xa quê, buổi đầu mọi thứ đều thấy lạ, “tới đây sông nước lạ lùng - con chim kêu phải sợ con cá vùng phải kiêng”, hay nói như Tạ Chí Đại Trường, “lưu dân vốn từng dọc ngang nhưng vẫn biết ngoài thần của ḿnh - có khi chưa có bao nhiêu - c̣n phải kể đến thần của người khác đầy dẫy, nên phải t́m cách ứng xử cho phù hợp với thực tế, dù là ở vị trí của kẻ chiến thắng hay thuộc phe chiến thắng”11.
Nếu hiểu văn hoá là cái c̣n lại khi người ta quên tất cả (Edouard Herriot) th́ ở cái thuở ban đầu... xa xứ chắc hẳn người Quảng chưa có văn hoá biển, bởi thuở ấy với họ biển vẫn chưa thành nỗi nhớ, vẫn chưa thành nỗi đau và có lẽ vẫn chưa thành nỗi sợ. Rồi từ chỗ chưa nhớ, chưa đau, chưa sợ đến chỗ biển đă đàng hoàng bước vào ca dao - thành nỗi nhớ: “Năm canh chẳng biết canh nào - Nằm nghe sóng biển lao xao trong ḷng - Kể từ ngày thiếp Bắc chàng Đông - Thuyền kia chẳng lại hết mong lại chờ”, thành nỗi đau: “Ta thương ḿnh ḿnh chẳng thương ta - Muối kia bỏ biển mặn mà có nơi”, “Cánh buồm gió thổi hiu hiu - Nước mắt sa chàng chặm dây lưng điều không khô - Tội tấm ḷng ta biết chừng mô - Con cá lui về biển Bắc bỏ chiếc nơm khô một ḿnh”, và thành nỗi sợ: “Có chồng nghề ruộng em theo - Có chồng nghề biển hồn treo cột buồm” - là cả một bước tiến dài trong tư duy văn hoá biển của người Quảng, đồng thời là kết quả của quá tŕnh tiếp biến văn hóa Champa (bởi nói như Inrasara: “Chăm xưa sống nghề biển, phiêu lưu đáo để”12). Lễ hội cầu ngư/lễ tế cá Ông của ngư dân ven biển chính là một trong những nội dung tiếp biến văn hoá Champa ấy. Lễ hội Bà Thu Bồn là lễ hội truyền thống của người Champa cổ được các thế hệ người Việt kế thừa và bảo lưu cho đến ngày nay với một tinh thần khoan dung văn hoá - ngay tiểu sử chính trị của Bà dẫu được h́nh thành theo hai hướng khác nhau thậm chí ngược nhau: một đằng là nữ tướng Champa và một đằng là nữ tướng triều Lê, song điều đó không hề làm giảm đi ḷng thành kính của dân gian đối với Bà. Thời gian diễn ra lễ hội, khán giả xem múa Chăm đông chẳng kém ǵ xem hát bội; c̣n sông Thu Bồn th́ suốt ngày vang tiếng reo ḥ lấy sức của các trạo thủ cũng như tiếng cổ vũ nồng nhiệt của người xem đua ghe đứng dọc hai bên bờ, xen lẫn với những khoảnh khắc lặng im trong niềm cảm cựu mênh mang. Nhân đây cũng cần nói thêm là trong lễ hội dân gian đất Quảng, vai tṛ người phụ nữ rất được đề cao, bằng chứng là có không ít lễ hội dân gian dành riêng cho các vị nữ thần như Lễ hội Bà Thu Bồn ở Duy Xuyên, Lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được ở Thăng B́nh, Lễ vía Thiên Hậu thánh mẫu của người Hoa ở Hội An...
Cũng nhờ tinh thần khoan dung về văn hoá mà đất Quảng đầu thế kỷ XX từng đi tiên phong trong cả nước về đổi mới phong tục theo hướng văn minh phương tây, cụ thể là đă khởi xướng phong trào đàn ông cắt tóc ngắn. Trong bài Lịch sử tóc ngắn, Phan Khôi đă kể về “cuộc cách mệnh có một lư tưởng lớn lao này” (lời toà soạn báo Ngày nay) như sau: “Hớt tóc là một cái biểu hiệu đổi mới của dân An Nam bắt đầu có từ ba mươi năm nay (tính đến đầu năm 1939 - BVT). Vào khoảng 1906 trở về trước, đàn ông chúng ta vẫn để tóc dài và búi lại ở đằng sau hớt thành một cái đùm. Thành thử, duy có ở Bắc Kỳ, đàn bà chít tóc, nhờ đó có thể phân biệt với đàn ông; đến từ Huế đổ vô, đàn bà cũng búi tóc, gia dĩ kiểu quần áo cũng chẳng khác nhau là mấy, nên nhiều lúc xem sau lưng, đàn bà đàn ông có thể lẫn lộn được. Ngày nay, hầu hết đàn ông chúng ta không c̣n có tóc dài nữa. Con trai từ đầy tuổi tôi là hớt tóc thẳng cho tới lớn tới già (...) Thế nhưng, hồi kỳ thuỷ, một bọn người gây ra sự cải cách ấy cho thành được phong tục, cũng khó khăn lắm, khốn đốn lắm, đáng ghi chép để làm sử liệu (...) Hớt tóc mà thành ra một việc làm có ư nghĩa hay cũng có thể gọi được một cuộc vận động, là từ năm 1906 đến năm 1908, giữa lúc mọi người đều biết có ông Phan Bội Châu ở Nhật Bản và trong nước dấy lên cái phong trào “xuất dương du học” (...) Qua đầu năm 1907 giở đi, thôi th́ cả tỉnh nơi nào cũng có những bạn đồng chí về việc ấy. Ở đâu có trường học theo lối mới th́ ở đó là cái ổ cúp tóc. Năm ấy trường Diên Phong cũng mở rộng, học tṛ đông thêm, người kiểm khán tên là Lê Văn Đoan vừa làm kiểm khán, vừa làm thợ cúp. Lúc này không c̣n phải cổ động nữa, mà hàng ngày có những người ở đâu không biết, mang cái búi tóc to tướng đến xin hớt cho ḿnh (...) Cũng năm 1908, tôi ở Hà Nội, thấy bọn ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn đă mặc Âu phục rồi, nhưng rất nhiều người đàn ông ở thành phố c̣n có tóc dài. Th́ ra duy ở Trung Kỳ có lần vận động ấy mà đến bây giờ cái tục hớt tóc mới lan khắp cả dân gian; c̣n Bắc Kỳ, Nam Kỳ cũng vậy, v́ chưa hề có một phong trào như thế nên ngày nay trong chốn thôn quê vẫn c̣n nhiều cái búi tóc”13.
Nghiên cứu lễ hội dân gian đất Quảng, có thể thấy ở đây đều là lễ hội chung của cả làng, cả làng cùng tham gia/tham dự lễ hội, chứng tỏ ở lĩnh vực này tính cộng đồng rất cao. Lễ hiến sinh trâu - các pư rác - của đồng bào dân tộc Cor Trà My ban đầu có thể xuất phát từ nhu cầu hiến tế của một gia đ́nh khá giả trong làng, nhưng nếu đă được thần linh cho phép hiến tế th́ chủ nhà phải báo với già làng để cho cả làng được thật sự tham gia/tham dự lễ hội thông qua việc vào rừng chọn cây quư làm cây nêu và nhất là qua việc trang trí cây nêu thành một công tŕnh điêu khắc nghệ thuật độc đáo. Lễ hội Đắh t’rí của đồng bào Cơ tu Đông Giang, Tây Giang cũng tương tự như vậy... Thật ra điều này cũng thường t́nh, không thế không thành lễ hội. Đáng nói là tính cộng đồng ở đây dầu cao đến mấy cũng chỉ thu hẹp chủ yếu trong phạm vi một làng. Đáng chú ư là lễ cúng máng nước của đồng bào các dân tộc Cor, Xơ đăng, Cơ tu các huyện miền núi Quảng Nam quy định vào những ngày lễ hội cúng máng nước diễn ra, người trong làng không một ai được ra khỏi làng - điều đó đă đành - mà người ngoài làng dầu thân quen thế nào cũng không được vào làng, và để công khai thông tin về sự ngăn cấm này, bên cạnh việc đánh cồng chiêng liên tục trong mấy ngày diễn ra lễ hội, người làng c̣n cột dây ngang qua các đường đi lối lại trong làng để báo hiệu. Tuy không đến mức nội bất xuất ngoại bất nhập nghiêm ngặt như vậy nhưng có thể nói tham gia/tham dự các lễ hội dân gian đất Quảng - kể cả một số lễ hội dân gian có tổ chức đua ghe hay hát bội, hoặc “trên bờ hát bội dưới thuyền bơi đua” tức là tổ chức đồng thời vừa đua ghe vừa hát bội... với không gian diễn xuất/diễn xướng rộng như ven sông ven biển có thể thu hút được nhiều người cùng xem - chủ yếu vẫn là người trong làng hay cùng lắm là người các làng lân cận. Điều này cũng được Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hồng khẳng định trong cuốn sách Phong tục-tập quán-lễ hội Quảng Nam dẫn trên: “Trên vùng đất Quảng Nam không thấy xuất hiện những lễ hội lớn như hội chùa Hương, hội Lim, hội Gióng, hội đền Hùng, hội Bà Đen...”14.
Bàn về đặc tính tín ngưỡng nghi lễ của các làng chài Nhật Bản, nhà nghiên cứu Chu Xuân Giao cho rằng: “một điểm khác biệt đáng chú ư trong tín ngưỡng ở làng chài đó là, khác với tính cộng đồng cao trong làng nông về mặt tín ngưỡng, ở làng chài, hoạt động tín ngưỡng của ngư dân có tính cá thể cao (…) ngư dân có chiều hướng hoạt động tín ngưỡng để cầu mong mang lại may mắn tốt lành cho bản thân ḿnh hơn là cho toàn thể làng/cộng đồng, chẳng hạn khi phát hiện ra Phật trôi (là tử thi chết đuối trôi dạt từ nơi khác đến - BVT), ngư dân sẽ không loan báo cho đồng nghiệp mà âm thầm đem về chôn cất trong sân/vườn nhà ḿnh”15. Qua đối chiếu với thực tế tín ngưỡng nghi lễ ở các làng chài đất Quảng, có thể thấy hoạt động tín ngưỡng của ngư dân đất Quảng trong các lễ hội dân gian như lễ hội cầu ngư/lễ tế cá Ông vẫn mang tính cộng đồng cao, vẫn là chuyện cả làng cùng lo cùng hưởng. Ngay như việc mai táng cá Ông th́ tuy tập tục có quy định ngư dân đầu tiên phát hiện ra cá lụy - chết trên biển hay trôi giạt vào bờ - sẽ được cử làm “trưởng nam” để chủ tŕ tổ chức tang lễ, nhưng về cơ bản vẫn là công việc được cả làng chài chung tay góp sức. Riêng cách ứng xử với Phật trôi của ngư dân đất Quảng trong lúc đang tác nghiệp ngoài biển khơi th́ có phần tương đồng với ngư dân Nhật Bản, nghĩa là đều mang đậm tính cá thể: khi phát hiện ra tử thi chết đuối trôi dạt từ nơi khác đến gần thuyền ḿnh, ngư dân - thường là chủ thuyền - vớt tử thi lên thuyền đưa vào đất liền chôn cất, và nếu là tử thi không rơ tông tích, người chủ thuyền sẽ lấy họ của ḿnh ghép với tên Lượm (nhặt/vớt) để dựng bia mộ và khấn vái người xấu số khi cúng giỗ 16.
Một số lễ hội dân gian đất Quảng cũng có nét riêng góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa. Cùng là lễ hội có liên quan tới con trâu như lễ hiến sinh trâu - các pư rác - của đồng bào dân tộc Cor Trà My hay lễ hội Đắh t’rí của đồng bào Cơ tu Đông Giang, Tây Giang, nhưng lễ hội tế trâu làng An Hải có một điểm độc đáo là con trâu hiến tế không bị giết trong và sau lễ hội. Hoặc vẫn giết trâu trong lễ hội, nhưng lễ hội Đắh t’rí của đồng bào Cơ tu Đông Giang, Tây Giang độc đáo ở chỗ đă tổ chức những đêm nơơi - khóc trâu mà cũng là khóc ḿnh khóc đời, và tiếng khóc được ngắt nhịp bằng tiếng trống giữa rừng khuya như thế góp phần tạo nên điểm nhấn rất đặc trưng của lễ hội này. Hay mỗi dịp tết đến xuân về cũng như trong lễ hội dân gian, các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Trị tới Phú Yên đều có chơi bài cḥi, nhưng bài cḥi đất Quảng có quy mô lớn, thông thường làm đến mười cḥi con nên thu hút người chơi đông hơn các nơi17.
Tập tục và lễ hội dân gian trong đời sống tinh thần của người Quảng - việc bảo tồn di sản về tập tục và lễ hội dân gian ở đất Quảng hiện nay
Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh từng nhận định: “Qua lịch sử, trong mọi di sản truyền thống đều có những yếu tố bị đào thải. Ở một mức độ nhất định, điều đó là quy luật. Nhưng ngược lại với việc đào thải, việc bảo vệ và kế thừa các giá trị truyền thống cũng là một quy luật trong văn hóa sử của loài người. Cho nên nếu hiện nay ở Việt Nam có nhiều giá trị truyền thống đang mất đi cũng là chuyện b́nh thường, chỉ có cái cách thức mà chúng ta để cho chúng mất đi mới có những điều bất thường đáng nói. Nhưng nếu thừa nhận các giá trị văn hóa vật thể phải có các không gian tâm lư - văn hóa phù hợp và các giá trị văn hóa phi vật thể phải có các không gian chức năng cần thiết mới có thể tồn tại và phát huy tác dụng, th́ trước hết phải củng cố và mở rộng cái không gian lối sống có khả năng hiểu biết và thái độ trân trọng đối với các giá trị truyền thống, cái không gian mà đáng tiếc v́ nhiều lư do hiện đang ngày càng bị thu hẹp ở Việt Nam”18. Bàn về sức sống của tập tục và lễ hội dân gian trong đời sống tinh thần của người Ba na ngày nay, nhà Tây Nguyên học Trung Thị Thu Thuỷ cũng cho rằng: “Trên thực tế, quan niệm về thần linh của người Ba na đang dần bị mai một và mất đi cùng với quá tŕnh vận động và phát triển của cuộc sống hiện đại. Già làng, bậc minh triết trong làng, sẽ trở về cùng với thế giới của ông bà, tổ tiên, mang theo những điều huyền bí về thần linh mà lớp trẻ ngày nay chẳng mấy bận tâm. Cái mà họ lưu tâm hơn cả chính là những bài nhạc trẻ, những bộ phim hiện đại, những thú vui của thanh niên người Việt. Ở những làng theo đạo, thần linh dần dần nhường chỗ cho đức Chúa. Những lời cầu khấn các vị thần giàu h́nh tượng, phản ánh lối tư duy cụ thể, cảm tính được thay thế bằng những lời kinh thánh trong tất cả các nghi lễ. Ngay cả những làng mà tín ngưỡng cổ truyền c̣n “chăn dắt” tâm linh của họ th́ lời cúng cổ dành cho các vị thần đáng kính cũng đă nhạt nḥa nhiều. Người ta lặp lại những câu c̣n nhớ nhưng đôi khi là vô thức. Lời cúng thần hiện tại cũng trở nên giản tiện, ngắn gọn và thực dụng hơn; chẳng hạn người ta hay cầu xin xe máy, máy kéo, tivi, catset... trong những nghi lễ cúng thần của ḿnh”19. Sự mai một ấy chắc không chỉ diễn ra ở Tây Nguyên và không chỉ riêng với người Ba na, đồng thời cũng gợi lên nhiều vấn đề bức xúc khi bàn việc bảo tồn di sản về tập tục và lễ hội dân gian đất Quảng hiện nay.
Đúng là trong biến thiên của lịch sử, giữ nguyên trạng/nguyên dạng những ǵ của quá khứ xa xưa chắc là điều không tưởng, nhưng sứ mệnh của các thế hệ hậu sinh là phải nỗ lực không để di sản của tiền nhân biến dạng tới mức vô hồn phản cảm. Nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông có một nhận xét chí lư khi so sánh lễ hội đua ghe xưa và nay: “Đă có thời lễ cầu nước/cầu mưa (đảo thuỷ) ở các làng - biểu hiện qua hội đua ghe truyền thống - thay v́ dùng thuyền gỗ/thuyền tiếng - người ta dùng thuyền composite h́nh rồng do ngành thể thao cấp đại trà và đua theo thể thức tính giờ, trong khi việc bẻ lái qua tiêu mới là linh hồn của đua ghe truyền thống”20. Đ́nh làng - như đă nói trên - là nơi cả làng tôn vinh các bậc tiên hiền chung của làng, cũng đang đặt ra những câu hỏi lớn về cách thức trùng tu, vậy mà nhà nghiên cứu Văn Thành Lê đă không thể không tỏ ra bức xúc trước thực tế trùng tu di sản vừa qua ở Đà Nẵng: “Đ́nh Bồ Bản thuộc xă Ḥa Phong huyện Ḥa Vang sau khi được trùng tu, tôn tạo (...) đă có một số chi tiết không theo nguyên gốc. Ông Hồ Mạo nguyên là Tư lễ trong làng cho biết lúc trước gian giữa đ́nh c̣n để trống, hai bên tả hữu thờ các chữ “Quang tiền” và “Vũ hậu”; trùng tu xong th́ đùng một cái, gian giữa xuất hiện chữ “Thần”, hai bên là “Tiền hiền” và “Hậu hiền”. Việc này đă làm sai lệch nguyên gốc của di tích và hoàn toàn xa lạ với truyền thống văn hóa tâm linh của người dân địa phương (...) Đ́nh Đà Sơn thuộc phường Ḥa Khánh Nam quận Liên Chiểu có một số phận lạ lùng hơn. Từ sau lần trùng tu cuối cùng vào năm 1907 (Duy Tân thứ nhất), đến năm 1963 th́ đ́nh bị hư hại trầm trọng. Theo cụ chánh bái Phan Văn Tá, lúc đó do quá khó khăn, làng đă cho cắt bớt hai v́ kèo và thu hai chái phía tả/hữu đ́nh lại nên đ́nh chỉ c̣n ba gian. Nóng ḷng v́ di tích xuống cấp trầm trọng, năm 2003 các tộc họ trong làng đă nhờ người lập sơ đồ thiết kế trùng tu đ́nh theo mô h́nh cũ ba gian hai chái, nhưng không đủ tiền thi công nên đ́nh chỉ nằm trên giấy. Đến năm 2007, đ́nh may mắn được cho trùng tu, nhưng oái oăm thay, khi cơ quan chức năng đưa ra bản vẽ trùng tu đ́nh th́ chỉ thấy ba gian mà không có hai chái. Giờ đây ngôi đ́nh mới ba gian cụt hai chái gần như lọt thỏm giữa khuôn viên rộng gần 1.800 mét vuông - một sự tương phản đến bất ngờ giữa khuôn viên đ́nh rộng nhất Đà Nẵng và đ́nh hẹp nhất Đà Nẵng. Số lượng các gian của đ́nh được quy định bởi số bộ v́ kèo. Nhà một gian hai chái tạo bởi hai bộ v́ kèo; c̣n nhà ba gian hai chái được tạo bởi bốn bộ v́ kèo. Dù đ́nh làm theo kiểu nào th́ tường cũng không tham gia chịu lực, chỉ để che chắn; nếu xảy ra thiên tai làm sập tường, lún móng th́ nhà cũng không sập. Đằng này đ́nh mới Đà Sơn đă mượn hai bờ tường hai bên để giảm bớt hai v́ kèo. Rồi đây, các nhà nghiên cứu khi đến tham quan, khảo sát ngôi đ́nh được xem là của những cư dân đầu tiên đến vùng đất Đà Nẵng này sẽ nghĩ ǵ khi mục sở thị một kiến trúc lạ lẫm ba gian, hai v́ kèo, không chái?”21...
Ngày nay những thành phố có tốc độ/mật độ đô thị hoá cao như Đà Nẵng hầu như không c̣n trẻ chăn trâu nên lễ hội mục đồng làng Phong Lệ một thời vang bóng chắc măi măi chỉ là hoài niệm xa xôi, nhưng lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển th́ hoàn toàn có khả năng trở thành điểm nhấn trong đời sống tinh thần của ngư dân/cư dân đất Quảng. Đương nhiên lễ hội dân gian nói ở đây phải là lễ hội thật chứ không phải kiểu lễ hội sân khấu hóa chỉ cốt phục vụ du khách tham quan. Bên cạnh đó ngành giải trí biển ở đất Quảng cũng có thể tận dụng các hoạt động lễ hội văn hoá truyền thống của cư dân ven biển, chẳng hạn lễ hội cầu ngư với hát bội hay múa bá trạo hoặc hiện đại hơn là thi bơi thuyền thúng..., xem đấy cũng là những loại h́nh giải trí biển hấp dẫn đối với du khách. Điều cần chú ư là nếu không nhận thức đúng đắn th́ ngay sự tận dụng này cũng rất có khả năng trở thành một thách thức về văn hóa. Không nên đặt nặng thậm chí không nên đặt mục đích tŕnh diễn hát bội hay múa bá trạo hoặc thi bơi thuyền thúng chỉ cho du khách xem, bởi sức hút thẩm mỹ đối với du khách không đơn thuần là bản thân các hoạt động văn nghệ, thể thao ấy mà c̣n là và chủ yếu là sự tham gia hồn nhiên của đông đảo ngư dân trong lễ hội hết sức thiêng liêng đối với nghề biển hồn treo cột buồm. Ở đây có vấn đề marketing khi tổ chức các tour sao cho du khách chọn thời điểm du lịch đúng vào mùa lễ hội để có thể trực tiếp ḥa ḿnh vào không khí sống động của một lễ hội thật, chứ không phải một lễ hội sân khấu hoá quanh năm suốt tháng. Đều là xem hát bội nhưng nếu thưởng thức hát bội như một nghệ thuật sân khấu cổ truyền độc đáo của người Việt th́ du khách có thể t́m đến Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh vào bất cứ đêm diễn buổi diễn nào cũng được, c̣n thưởng thức hát bội như một sinh hoạt văn hóa dân gian, nhất thiết du khách phải chờ tới... lễ hội cầu ngư!
Bùi Văn Tiếng